Bệnh chàm sữa có tự khỏi không? BS nói gì?

Rate this post

Trẻ dưới 1 tuổi thường là nạn nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh chàm sữa. Điều này thường làm cho ba mẹ hay lo lắng và băn khoăn không biết bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Đáp án của câu hỏi này như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi ý kiến của bác sĩ qua những thông tin dưới đây. 

Bệnh chàm sữa có tự khỏi không?

Do sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch còn hạn chế nên trẻ sơ sinh thường trở thành nạn nhân của bệnh chàm sữa. Khi mắc bệnh này trên da bé thường xuất hiện những mảng hồng ban có tróc vảy, đóng mài và xuất hiện nhiều mụn nước gây ngứa và khó chịu. Nhiều trường hợp trẻ ngứa quá tự gãi làm vỡ mụn nước, da rớm máu và rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh chàm sữa có tự khỏi không? 

Chúng tôi cũng đã đẹm thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề Bệnh chàm sữa có tự khỏi không? đến gặp bác sĩ Nguyễn Thị Dung (Bệnh viện Da liễu TPHCM) và được giải đáp như sau: “Bệnh chàm sữa là một trong những căn bệnh ngoài da xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những biểu hiện của bệnh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: di truyền, do khí hậu, do nhiễm khuẩn… Một số trường hợp bé bị bệnh do dị ứng đạm trong sữa mẹ. Thông thường bệnh sẽ tự hết sau 1 tuổi khi mà sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của bé ổn định hơn. Nhưng việc trẻ có tự hết hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, nhiều bé bệnh diễn biến phức tạp hơn và chuyển sang bệnh chàm thể tạng. Đồng thời những chuyển biến của bệnh thường làm trẻ khó chịu, lười ăn, hay quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, chúng ta không nên chờ bệnh tự hết mà phải chủ động tìm các biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt“.

Như vậy chúng ta không được chủ quan trước những biểu hiện của bệnh chàm sữa mà phải tiến hành ngay các biện pháp điều trị. Bệnh càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa dứt bệnh sẽ cao và các biện pháp chữa trị cũng đơn giản hơn.

Tham khảo một vài cách chữa bệnh chàm sữa tại nhà

Không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phải dùng tới thuốc thì mới trị dứt điểm bệnh chàm sữa. Làn da của bé rất nhạy cảm, vì vậy nếu biểu hiện bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ thì nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà. Cụ thể như sau:

1/ Dùng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một nguyên liệu quen thuộc mà bạn nên dùng để điều trị các bệnh ngoài da cho bé, trong đó có bệnh chàm sữa. Cách này cũng đã được nhiều nhà khoa học khẳng định về mức độ hiệu quả. Cụ thể, lá trầu không có chất chống oxi hóa, tanin, phenol, tinh dầu và một số vitamin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả.

Dùng lá trầu không

Bạn có thể tiến hành việc điều trị như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch rồi đem giã nát.
  • Cho thêm một chút nước rồi vắt để lấy nước lá trầu không.
  • Thoa lên vùng da bị chàm sữa trước khi bé đi ngủ, sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi bé lành bệnh.

2/ Dùng dầu cám gạo 
Đây cũng là một cách chữa chàm sữa cho con mà rất nhiều mẹ đang chia sẻ cho nhau. Thành phần của dầu cám gạo có chứa tocopherol, tocotrienol và các ester của axit ferulic có khả năng chống oxi hóa, bảo vệ da hiệu quả. Ngoài ra còn có chứa nhiều vitamin như: vitamin E, vitamin B1, vitamin PP và axit folic cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da.

Dùng dầu cám gạo 

Với dầu cám gạo, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ bôi lên vùng da bị chàm sữa, massage nhẹ nhàng trước khi bé đi ngủ 30 phút vào buổi tối. Áp dụng trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy da có sự cải thiện đáng kể.

Bạn có thể hạn chế bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách thường xuyên cung cấp độ ẩm cần thiết cho da của bé. Cách này đã được nhiều bà mẹ chia sẻ, bạn có thể tham khảo ý kiến của mẹ Quỳnh trên webtretho: “Mình có cách hay mà cực kì đơn giản các mẹ nên áp dụng thử. Chỉ cần sau khi tắm bôi một ít vaseline lên vùng da bị chàm sữa, dấu hiệu ngứa sẽ giảm hẳn. Sau khi tắm là thời điểm thích hợp nhất vì lúc này da ẩm, khả năng thẩm thấu tốt hơn.”

Như vậy bệnh chàm sữa có tự khỏi không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nên khi trẻ mắc bệnh bạn nên tiến hành các biện pháp điều trị hiệu quả. Cách tốt nhất là ngay khi có biểu hiện bệnh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Bệnh chàm sữa có tự khỏi không? BS nói gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn