Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Rate this post

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nhưng ít ai ngờ đến. Đây là loại bệnh thường tái phát, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa cũng như những biện pháp phòng tránh hữu hiệu?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Theo những nghiên cứu về các bệnh da liễu, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Đôi khi có nhiều yếu tố cùng kết hợp với nhau. Tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra những yếu tố chính gây ra bệnh như:

 1/ Dị ứng các hóa chất

Trong lao động, trong sinh hoạt, da của chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều hóa chất có hại gây ra bệnh tổ đĩa. Những hóa chất phổ biến có nguy cơ gây ra bệnh tổ đỉa là: xà phòng, xi măng, vôi, xăng dầu, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, dung môi, thuốc kháng sinh bôi ngoài da, dầu mỡ,…

cac-nguyen-nhan-gay-benh-to-dia-thuong-gap-2

2/ Nhiễm khuẩn, nấm

Một trong những nguyên nhân cũng có thể gây ra bệnh tổ đỉa là tình trạng nhiễm khuẩn. Khi chúng ta tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn,… dễ nhiễm phải nhiều loại vi khuẩn khác nhau như liên cầu trùng, nấm. Các loại nấm và vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa trên da cũng như các bệnh ngoài da khác như nấm tay chân, nấm kẽ tay, kẽ chân, nấm móng,…

Người bị nhiễm trùng tụ vàng cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh tổ đĩa.

3/ Sự thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên có thể làm phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời tiết thay đổi cũng có thể gây tổn thương các cấu trúc dưới da gây ra bệnh tổ đĩa.

4/ Tăng tiết mồ hôi

Người bị tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn chức năng thần kinh giao cảm hay làm việc trong môi trường nóng ẩm đều dễ mắc phải hiện tượng tăng tiết mồ hôi.

Người thường xuyên mang tất, giày dép bí hơi, mang găng tay trong thời gian dài cũng dễ khiến cho môi trường da tay chân nóng ẩm, gây ra bệnh tổ đỉa.

Các yếu tố thúc đẩy bệnh tổ đỉa phát triển nặng hơn

cac-nguyen-nhan-gay-benh-to-dia-thuong-gap-3

Bên cạnh các yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đĩa còn có các yếu tố thúc đẩy khởi phát hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh ngoài da này. Trong đó, có các yếu tố tại chỗ và các yếu tố trong không khí.

Các yếu tố tại chỗ: thường là các yếu tố hóa chất  như kháng sinh, dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, vôi, xi măng,… và sự tăng tiết mồ hôi trên da gây ra. Các yếu tố này dễ khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn.

Các yếu tố trong không khí: lông vật nuôi, mạt bụi, mạt gỗ, bụi hàn, khí thải, khói thuốc lá,… cũng có thể thúc đẩy gây ra bệnh tổ đỉa cũng như làm bệnh nặng hơn.

Một số loại thức ăn như hải sản, trứng, thịt gà, thịt bò, các loại đậu, thức ăn lên men, các món ăn từ tinh bột,… cũng có thể gây ngứa, làm cho bệnh tổ đĩa khó chữa hơn và dễ tái phát.

Phòng tránh bệnh tổ đĩa

Do bệnh tổ đĩa có khá nhiều nguyên nhân gây ra nên bạn cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để không mắc phải bệnh. Dưới đây là một số biện pháp thông dụng:

Tránh các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá,… là những chất kích thích có hại cho cơ thể. Bên cạnh nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa, các sản phẩm này còn gây ra nhiều bệnh lí nguy hiểm khác cho cơ thể. Chính vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này hoặc từ bỏ hẳn.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Nếu đã có tiền sử dị ứng với một số tác nhân, bạn nên tránh tiếp xúc với chúng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cũng như các bệnh da liễu khác.

Khi sử dụng các sản phẩm bôi: kem trị mụn, kem chống nắng, kem làm mờ sẹo,… nên xem kỹ thành phần sản phẩm.

Vệ sinh cá nhân

Đây là biện pháp rất dễ thực hiện mà mọi người đều biết. Bên cạnh việc việ sinh thân thể hàng ngày, bạn đừng quên rửa sạch tay chân sau khi đi mưa, khi lội nước bẩn,… Ngoài ra bạn nên vệ sinh tay chân sạch sẽ, khô ráo, không mang tất, găng tay, giày dép quá chật và lâu gây nóng ẩm cho da. Bạn cũng nên cắt móng tay móng chân gọn gàng sạch sẽ để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

cac-nguyen-nhan-gay-benh-to-dia-thuong-gap-4

Không gãi

Bệnh tổ đĩa có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, tuy nhiên bệnh nhân không nên gãy vì sẽ dễ làm cho vết thương nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp cũng như biện pháp phòng ngừa phổ biến của bệnh tổ đĩa. Hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để phòng tránh bệnh ngoài da này. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe.

Đọc thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn