Trẻ sơ sinh bị chàm sữa và những điều mẹ nên biết

Rate this post

Trẻ em có thể mắc bệnh chàm sữa ngay những tháng đầu đời, nếu không điều trị sớm rất dễ chuyển sang bệnh chàm thể tạng. Việc nắm các thông tin cơ bản nhất khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ giúp cha mẹ chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn những vấn đề xung quanh căn bệnh này trong bài viết hôm nay. 

Chúng ta có thể hiểu đơn giản bệnh chàm sữa là một căn bệnh ngoài da thường xuất hiện ở trẻ em, tập trung nhất trong độ tuổi dưới 1 tuổi. Trong độ tuổi này sức đề kháng của trẻ còn yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra các yếu tố di truyền, sự tác động của thời tiết, khí hậu, thực phẩm… cũng như các yếu tố từ bên ngoài đều có thể trở thành nguyên nhân hình thành bệnh. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị chàm sữa có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, vì vậy bạn nên nắm một số thông tin sau:

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Điều này rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện sớm những biểu hiện ở trẻ, từ đó có những phương án điều trị bệnh phù hợp. Cụ thể khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường có những biểu hiện như sau:  trẻ sơ sinh bị chàm sữa

  • Trên bề mặt da xuất hiện những mảng hồng ban, có tróc vảy, đóng mài và xuất hiện mụn nước.
  • Trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, những cơn ngứa thường xuất hiện nhiều vào buổi tối và khi thời tiết lạnh, hanh khô. Khi ngứa trẻ thường hay có phản xạ gãi, dễ làm da bị trầy xước, rớm máu và nhiễm trùng.
  • Những biểu hiện bệnh thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc, lười ăn và bú kém…

Chúng ta không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Những loại thuốc thường được chỉ định khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ, tùy theo tình trạng bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Sau khi tiến hành các biện pháp kiểm tra, bác sĩ thường hay chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc Milian trị chàm sữa

  • Bệnh nhi có dấu hiệu nổi đỏ, chảy dịch thì bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc có tính sát trùng nhẹ như: Eosin, Milian…
  • Trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm sữa có biểu hiện da khô tróc vảy thì sẽ cho dùng các loại kem bôi có hàm lượng corticosteroid nồng độ thấp. Thông thường chỉ được sử dụng từ 7 đến 10 ngày.
  • Trường hợp biểu hiện da khô, dày sừng nhiều thì có thể dùng thuốc mỡ chứa corticosteroid và phối hợp dùng thêm thuốc tiêu sừng salicylic acid.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu trầy xước, bội nhiễm có thể cho sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong mọi trường hợp sử dụng thuốc cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Vì thành phần của thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ mà chúng ta không lường trước được. Cụ thể, chất corticosteroid có thể làm da bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Thậm chí có thể khiến những biểu hiện bệnh ngày càng lan rộng, nghiêm trọng thêm.

Điều trị bằng biện pháp dân gian khi trẻ bị chàm sữa

Cơ thể của bé rất nhạy cảm nên chúng ta nên nghiên cứu các biện pháp an toàn khi chữa bệnh chàm sữa. Cách dùng các biện pháp dân gian cũng là một hướng điều trị mà chúng ta nên tham khảo. Thông thường việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên sẽ an toàn hơn cho làn da của bé. Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

1/ Dùng lá khổ qua 

Trong thành phần của lá khổ qua có chất kháng viêm, kháng khuẩn có thể điều trị hiệu quả các biểu hiện của bệnh chàm sữa bằng những bước đơn giản. Nguyên liệu này không hề gây kích ứng, an toàn với làn da mỏng manh của bé. Chúng ta có thể thực hiện theo các bước như sau:

Dùng lá khổ qua 

  • Lấy một nắm lá khổ qua non rửa sạch rồi để ráo.
  • Giã nát rồi chắt lấy nước.
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương rồi bôi nước khổ qua lên.
  • Để yên trong khoảng 1 tiếng rồi vệ sinh da thật sạch.

2/ Dùng lá trầu không 

Loại lá này đã có quen thuộc và điều trị được nhiều bệnh ngoài da trong đó có bệnh chàm sữa. Theo các nhà khoa học, trong lá trầu không có chứa nhiều phenol, tanin, tinh dầu cùng các loại vitamin… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Việc điều trị bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:

 Dùng lá trầu không 

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi để ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá trầu không rồi bỏ vào nồi nước đun trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước này để tắm cho trẻ còn bã lá thì chà xát lên da bị tổn thương để tăng thêm công dụng.

3/ Dùng khoai tây

Không chỉ là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng mà khoai tây còn có khả năng đẩy lùi các biểu hiện của bệnh chàm sữa rất hiệu quả. Trong thành phần của nguyên liệu này có nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, canxi, phốt pho, sắt… có công dụng loại bỏ chất độc hại, dưỡng ẩm và cải thiện những tổn thương trên da.

Dùng khoai tây

Việc chữa chàm sữa bằng khoai tây được tiến hành như sau:

  • Khoai tây rửa thật sạch để nguyên vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Bỏ vào cối giã mịn rồi lọc lấy nước cốt khoai tây
  • Pha thêm một chút nước để giảm bớt độ đậm đặc của nước cốt.
  • Rửa sạch da rồi bôi nước cốt khoai tây lên da.
  • Để yên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại thật sạch.

Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà khi bị chàm sữa

Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị thì việc chăm sóc cho trẻ cũng rất quan trọng. Lúc này sức đề kháng của bé càng yếu và da rất nhạy cảm nên cần phải có các biện pháp chăm sóc. Cụ thể bạn nên:

cho trẻ ăn nhiều rau xanh

  • Thường xuyên vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh dành riêng cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường rau và hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng: thịt bò, hải sản, sữa… Mẹ cũng cần phải có chế độ ăn uống khoa học để cung cấp cho trẻ nguồn sữa chất lượng.

Bạn không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, các biểu hiện bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp. Bệnh càng được phát hiện sớm khi khả năng điều trị dứt bệnh ngày càng cao, vì vậy bạn không nên lơ là chủ quan trước những biểu hiện bệnh. Chúc bé nhà bạn nhanh chóng lành bệnh.

Bạn có thể xem thêm:

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa và những điều mẹ nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn