Bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Ý kiến chuyên gia

Rate this post

Khi bị chàm bội nhiễm da thường xuất hiện những nốt mụn nước mọc thành từng chùm, nổi cục, có thể lở loét, viêm nhiễm… Những biểu hiện bệnh làm cho nhiều người tự hỏi liệu bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Câu trả lời cụ thể như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết hôm nay. 

Liệu bệnh chàm bội nhiễm có lây không?

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu một vài thông tin về căn bệnh này. Đây là bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, chàm bội nhiễm được xem là giai đoạn sau của bệnh chàm. Lúc này những tạp khuẩn, vi khuẩn sẽ tiếp xúc trực tiếp lên vùng da bị chàm và gây nên bệnh. Khi mắc căn bệnh này trên da sẽ xuất hiện những vệt đỏ, khô ráp và ngứa ngáy. Ngoài ra còn xuát hiện các vết mụn nước mọc thành từng chùm hoặc nổi cục, mụn nước có thể rỉ dịch hoặc chảy máu. Kèm theo đó là những vùng da bị lở loét, viêm nhiễm.bệnh chàm bội nhiễm

Về thắc mắc của nhiều bệnh nhân Bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho biết: “Những ai bị chàm bội nhiễm mới hiểu được nỗi khổ sở khi mắc căn bệnh này. Những vùng da mất thẩm mỹ và những cơn ngứa hoành hành làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện bệnh thường gây ra tâm lý tự ti và lo ngại khi tiếp xúc. Nhưng chúng ta không nên lo lắng vì bệnh xuất hiện là do cơ địa của mỗi người, không phải là do virus nên không có khả năng lây truyền. Ngay cả việc bắt tay, tiếp xúc trực tiếp vẫn không xảy ra khả năng lây bệnh. Đồng thời người bệnh có thể hoạt động bình thường mà không phải lo sợ việc lây nhiễm cho người khác.” 

Tuy bệnh không lây nhưng chúng ta cũng không nên lơ là chủ quan trước những biểu hiện bệnh. Bệnh thường xuất hiện do yếu tố cơ địa, di truyền nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh như: tiếp xúc môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với háo chất, sức đề kháng yếu. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn trọng.

Những điều nên làm khi không may mắc bệnh chàm bội nhiễm

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, chúng ta không nên lơ là chủ quan vì như vậy có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Đến ngay các phòng khám, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành các biện pháp kiểm tra, tư vấn về cách điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

khám bệnh khi có biểu hiện chàm bội nhiễm

  • Khi mắc bệnh thường rất ngứa, bạn không nên gãi vì sẽ làm xước da, chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công rất dễ gây bội nhiễm.
  • Luôn vệ sinh da thật sạch sẽ vì hàng ngày cơ thể của bạn ra rất nhiều mồ hôi đồng thời tế bào chết cũng tích tụ nhiều. Đây là môi trường thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn hình thành và phát triển.
  • Tránh cho da khỏi những tác nhân như ánh nắng, khói bụi, hóa chất, chất tẩy rửa… Nếu trong trường hợp bắt buộc thì cần có các biện pháp bảo vệ da như: dùng kem chống nắng, đeo bao tay, khẩu trang, dùng đồ bảo hộ…
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật tốt. Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế dùng những thực phẩm dễ làm da kích ứng: thịt bò, hải sản, thực phẩm cay nóng. Đồng thời nên uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, lọc thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể….
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăm gối, vật dụng cá nhân… Vì các loại vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể bạn bất cứ lúc nào.

Những thông tin trên đã cho bạn biết được bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Bạn có thể hoàn toàn yên tâm là căn bệnh này không hề lây nhiễm và những biểu hiện bệnh có thể được điều trị nếu chúng ta áp dụng các biện pháp đúng đắn. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Ý kiến chuyên gia

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn