Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Rate this post

Các bệnh lý ở trẻ đều khiến cho bố mẹ rất lo lắng, nhất là các bệnh ngoài da như tổ đỉa vì khiến cho trẻ quấy khóc, chán ăn, ngứa ngáy khó chịu. Chính vì vậy, những cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em luôn nhận được sự quan tâm từ quý phụ huynh để tham khảo và áp dụng nhằm lấy lại làn da khỏe mạnh cho bé.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Tổ đỉa ở trẻ em là vấn đề ngoài da không hiếm gặp. Độ tuổi thường mắc bệnh tổ đỉa ở trẻ là từ sơ sinh đến dưới 6 tuổi. Giai đoạn sau 6 tuổi bệnh thường biến mất ở phần lớn trẻ. Chỉ có một số ít trẻ sẽ bị bệnh đến tuổi trưởng thành do bệnh tổ đỉa tái đi tái lại theo đợt.

Bệnh chàm mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người mắc bệnh, tuy nhiên bệnh cũng gây ra sự khó chịu cho trẻ, đặc biệt là gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và làm cho các bậc phụ huynh lo lắng. Mặt khác, về lâu dài bệnh tổ đỉa trên da cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ trên da của trẻ.

Những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Đối với bệnh tổ đỉa ở trẻ em, nguyên nhân chính thường đến từ yếu tố bẩm sinh, cơ địa. Ngoài ra, bệnh tổ đỉa có thể xảy ra do các yếu tố môi trường, khí hậu, các yếu tố tiếp xúc trực tiếp ngoài da, các vi khuẩn, virus và nấm da cũng có thể góp phần thúc đẩy tình trạng bệnh tổ đỉa xảy ra.

» Bạn có thể tham khảo: Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Tư vấn BS

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bố mẹ cần biết

Vùng da của trẻ nhỏ khá mỏng manh, chính vì vậy vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Trong điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ cũng cần cẩn thận tránh làm da thêm kích ứng và tổn thương. Để điều trị tổ đỉa đúng cách cho trẻ em, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị:

1.Sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa da liễu để xác định mức độ bệnh, có các chẩn đoán phù hợp nhất để có hướng điều trị hiệu quả.

2.Sử dụng đúng các thuốc và liều lượng của bác sĩ đã chỉ định. Đặc biệt là các thuốc bôi ngoài da không nên tự ý đổi thuốc vì dễ gây kích ứng cho da bé nếu thuốc không phù hợp.

3.Khi bị tổ đĩa không được để bé gãi vào vùng da có tổ đỉa vì dễ khiến cho bệnh trở nên dai dẳng hơn. 

4.Đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da bị tổ đia. Khi chăm sóc da cho trẻ, bạn cần chú ý dùng các sản phẩm phù hợp với da của bé để đảm bảo bé không bị kích ứng ngoài da làm bệnh trầm trọng hơn.

5.Bố mẹ trong giai đoạn chăm sóc bé cũng cần tránh để bé tiếp xúc với các loại nước bẩn, môi trường ô nhiễm, khói bụi, lông động vật, các loại hóa chất, phấn hoa,…

6.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng cần kiêng một số loại thực phẩm như: các thức ăn ngọt có nhiều đường, các loại hải sản, những thức ăn lạ mà trẻ chưa từng ăn để tránh bị dị ứng, kích ứng.

Thông thường các thuốc điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu là:

  • Các thuốc bôi làm dịu da.
  • Các loại kem điều trị có steroid.
  • Những loại kháng sinh điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

» Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm chữa khỏi bệnh tổ đỉa bằng lá đào

Trên đây là những cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em mà bố mẹ cần biết để xử lý khi trẻ không may gặp phải căn bệnh ngoài da khó chịu này. Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên phối hợp với bác sĩ theo dõi các tiến triển của bệnh. Điều trị sớm bệnh tổ đỉa là giải pháp giúp bạn tránh nguy cơ tái phát tổ đỉa cho trẻ. Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn