Trẻ bị chàm ở má – Dùng cách này có thể chữa khỏi !

Rate this post

Tình trạng trẻ bị chàm ở má là một trong những biểu hiện bệnh chúng ta rất dễ nhận thấy. Điều này thường làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu, hay quấy khóc và ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chúng tôi sẽ giới thiệu một vài cách chữa khi trẻ bị chàm ở má rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Đây là những cách điều trị dựa theo kinh nghiệm của nhiều mẹ và được khoa học chứng minh về mức độ hiệu quả. Bạn nên tham khảo áp dụng cho bé yêu của mình. 

3 cách chữa khi trẻ bị chàm ở má

Khi trẻ bị chàm chúng ta sẽ thấy trên má xuất hiện rất nhiều nốt hồng ban đỏ, có trường hợp xuất hiện mụn nước, rỉ dịch và đóng vảy ở hai bên má. Theo bác sĩ Lê Minh Chiến (Bệnh viện Nhi đồng 2): “Nếu bệnh chàm của trẻ chỉ ở mức độ nhẹ thì không nên đưa trẻ đến bệnh viện. Vì môi trường bệnh viện có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó các mẹ nên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà”. Cụ thể sau đây là một vài cách chữa khi trẻ bị chàm ở má mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.

Cách chữa khi bé bị chàm ở má

1/ Dùng dầu dừa 

Có lẽ rất nhiều mẹ đã và đang áp dụng cách này vì nó rất hiệu quả. Thành phần chính của dầu dừa là axit lauric có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó còn có hợp chất polyphenols và Phytonutrients giúp cải thiện những tổn thương trên da. Đồng thời chất béo bão hòa và vitamin E có thể tăng cường độ ẩm, giúp bảo vệ da hiệu quả.dùng dầu dừa

Với nguyên liệu này bạn chỉ cần thoa lên vùng da bị chàm của bé mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần xoa mẹ nên dùng tay massage nhẹ để các tinh chất thấm sâu vào bé hơn.

2/ Dùng lá trầu không

Đây là một loại lá rất quen thuộc mà dân gian vẫn hay dùng để điều trị nhiều bệnh ngoài da. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh hiệu quả của loại lá này. Trong lá trầu không chứa nhiều tanin, hợp chất phenol, tinh dầu cùng hàng loạt vitamin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Chúng ta có thể dùng lá trầu không để chữa chàm trên mặt cho bé như sau:

Dùng lá trầu không

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi giã nát để lấy nước cốt.
  • Thoa lên mặt chỗ vùng da bị chàm cho bé trước khi đi ngủ. Để yên đến sáng hôm sau thì rửa mặt lại thật sạch.
  • Áp dụng hàng ngày khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy vùng da bị chàm được cải thiện.

3/ Dùng sữa mẹ 

Chúng ta cũng có thể tận dụng sữa mẹ để trị những tổn thương do bệnh chàm trên má của bé yêu. Đó là do trong sữa mẹ chứa nhiều endorphin có khả năng giảm đau rát, khó chịu. Đồng thời có nhiều vitamin A, protein cùng các chát nhiễm khuẩn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da.

Dùng sữa mẹ 

Nếu áp dụng cách chữa này, mẹ nên áp dụng theo các bước được hướng dẫn sau:

  • Vắt sẵn một lượng sữa nhỏ đủ để bôi lên vùng má bị chàm của bé.
  • Sau khi tắm cho bé thật sạch lấy lượng sữa vắt được bôi lên hai má của bé.
  • Bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm để sữa mẹ không bị bay hơi mất.
  • Kiên trì áp dụng hàng ngày, trong khoảng 1 tuần thôi các mẹ sẽ thấy những cơn ngứa giảm hẳn, bé cũng ít quấy khóc hơn.

Biện pháp ngăn chặn trẻ bị chàm ở má nên áp dụng

Hiện nay số lượng trẻ bị chàm ở má xuất hiện ngày càng nhiều, nhằm giúp bé hạn chế được nguy cơ mắc căn bệnh này, các chuyên gia da liễu đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh như:

  • Các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng hoặc tốt nhất là 6 tháng. Vì trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất giúp chống lại các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.
  • Sữa bò là một trong những tác nhân gây dị ứng da hay gặp ở bé. Vì vậy nên cẩn thận nếu trẻ bị dị ứng thì nên thay thế bằng loại sữa an toàn hơn.
  • Thời gian cho con bú mẹ cũng nên hết sức chú ý chế độ ăn của mình. Dinh dưỡng mà mẹ cung cấp cho cơ thể hàng ngày chính là nguồn dưỡng chất mà bé được hấp thụ. Nếu mẹ ăn thực phẩm dễ bị dị ứng thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh chàm cho trẻ.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu một vài cách chữa khi trẻ bị chàm ở má. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các mẹ có cách điều trị phù hợp nhất để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.

Bạn có thể xem thêm:

Bình luận

Trẻ bị chàm ở má – Dùng cách này có thể chữa khỏi !

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn