Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa nguyên nhân do đâu

Rate this post

Thông thường khi da xuất hiện mẩn đỏ thường kèm theo ngứa nhưng có một số trường hợp da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Đây là một bệnh lý mà nhiều người hay gặp phải, bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nguyên nhân nào làm da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn qua những thông tin dưới đây. 

3 nguyên nhân làm da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa không hiếm gặp, nhưng khó có thể chẩn đoán chính xác bạn đang mắc bệnh gì. Thông thường các bệnh dị ứng cho tiếp xúc sẽ gây ngứa nhưng nếu không ngứa thì phần lớn là do da tiếp xúc với kí sinh trùng, do mắc bệnh truyền nhiễm hoặc do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chúng tôi sẽ phân tích để bạn hiểu cặn kẽ hơn như sau:

1/ Nhiễm virus siêu vi

Đây là căn bệnh do lây nhiễm siêu vi trùng gây ra, thường tiến triển trong vòng từ 3 đến 7 ngày. Khi mắc bệnh ngoài hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, bệnh nhân còn bị sốt rất cao (có thể lên tới 39-40 độ C). Bệnh này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp nếu sốt không được kiểm soát sẽ rất nguy hiểm có thể bị sốc phản vệ và gây tử vong. Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do nhiễm virus siêu vi

2/ Giãn mao mạch 

Dưới da chúng ta có rất nhiều mạch máu. Nếu da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể là do bạn bị giãn mạch máu. Khi mắc bệnh này da thường xuất hiện những mạng nhện xuất hiện li ti dưới da. Ở những mao mạch bị giãn sẽ  có màu thẫm hơn, còn xung quanh thì xuất hiện mẩn đỏ nhưng không ngứa.

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do giãn mao mạch

Những biểu hiện thường xuất hiện ở vùng da mỏng, yếu, dễ bị tổn thương như: đầu, má, dưới má, mũi, hai bên thái dương, chân, mặt sau ngoài đùi… Các mao mạch bị giãn thường là mao mạch và tĩnh mạch ngoại biên.

3/ Viêm mao mạch dị ứng

Thông thường chúng ta hay bị dị ứng do thời tiết, thực phẩm, tiếp xúc với hóa chất… Nhưng cơ thể cũng có thể tự dị ứng mà không có nguyên nhân nào cả. Hiện tượng dị ứng xảy ra lan rỏa ở vi mạch của nhiều cơ quan trong cơ thể thường được gọi là viêm mao mạch dị ứng. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát những dấu hiệu bệnh qua hiện tượng da nổi mẩn đỏ ở chân, tay, hoặc khắp cơ thể. Bệnh sẽ không gây ngứa nhưng khi bệnh nặng da sẽ bị phù lên.

Viêm mao mạch dị ứng do viêm mao mạch dị ứng

Chúng ta cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hợp lý. Nếu không có kiến thức chuyên môn bạn không thể chẩn đoán bệnh, vì vậy hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn biện pháp chữa bệnh.

Những điều nên làm khi da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, vì vậy chúng tôi xin đưa ra cho bạn một vài lời khuyên như sau:

  • Bạn không nên quá lo lắng mà phải hết sức bình tĩnh. Nhiều người bệnh thấy hiện tượng lạ hay lo lắng, mất ăn mất ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.
  • Hiện tượng này là biểu hiện của khá nhiều bệnh, chúng ta phải xác định được chính xác nguyên nhân thì mới có thể có cách điều trị hiệu quả. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều trị.
  • Cũng cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe đặc biệt trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồng thời tăng cường ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe: rau xanh, hoa quả tươi… Bên cạnh đó cần dùng các biện pháp bảo vệ da và tăng cường sức khỏe.

Qua những thông tin trong bài viết, chúng ta đã có thể biết được một số bệnh mà mình có thể mắc phải khi da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Bạn không nên chủ quan và phải tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt, càng để lâu bệnh sẽ càng nặng, gây nhiều khó khăn cho việc chữa bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa nguyên nhân do đâu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn