Bị tróc da ở đầu ngón tay phải làm sao?

Rate this post

Vào mùa lạnh, da bị mất cân bằng độ ẩm khiến da ở các đầu ngón tay bị bong tróc, khô ráp, gây mất thẩm mỹ. Đây chính là nguyên nhân gây đau nhức và khó chịu ở các đầu ngón tay. Do đó, bị tróc da ở đầu ngón tay cho dù có bất kì nguyên nhân nào gây ra cũng cần chữa trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy bị tróc da ở đầu ngón tay phải điều trị làm sao? Sau đây là các phương pháp điều trị bệnh bị tróc da ở đầu ngón tay, bạn đọc có thể tham khảo.

Bị tróc da đầu ngón tay – Nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm

Bị tróc da ở đầu ngón tay là một dạng khá phổ biến của bệnh viêm da. Bệnh thường xảy ra khi tay tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng, làm tổn thương da trên tay. Bên cạnh đó, nếu gặp phải tình trạng này, chứng tỏ bệnh nhân có nguy cơ mắc phải một số căn bệnh sau:

# Viêm da cơ địa:

Thông thường, những người bị viêm da cơ địa thường có triệu chứng bong tróc ở đầu ngón tay. Theo đó, ở vị trí vùng da này sẽ rất dễ bị ngứa ngáy, tổn thương, thậm chí là chảy máu. Nếu bệnh nhân cứ tiếp tục gãi ngứa, bệnh tình sẽ càng trầm trọng hơn.

Bị bong tróc da ở đầu ngón tay

# Bệnh vảy nến thể móng:

Xuất hiện những mảng bám trên da, gây bong tróc da đầu ngón tay cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến thể móng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh vảy nến thể móng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, cứng khớp, co khớp,…

# Bệnh Eczema:

Một trong những triệu chứng của bệnh Eczema là tình trạng tróc da đầu ngón tay. Ngoài ra, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy khắp bàn tay hoặc mọc mụn mủ trên bề mặt da.

Bị tróc da ở đầu ngón tay phải làm sao?

Hiện tượng bị bong tróc da ở đầu ngón tay là một căn bệnh không gây nguy hiểm và thường dễ chữa trị. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị kịp thời, khiến cho lớp da vùng ngón tay bị yếu đi, dễ bị tổn thương, giúp vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây khó khăn trong việc chữa trị. Dưới đây là cách điều trị giúp chữa dứt điểm tình trạng bị bong tróc da ở đầu ngón tay.

1/ Dùng kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm điều trị bong tróc da ở đầu ngón tay

Bị bong tróc da ở đầu ngón tay là do hiện tượng làn da bị thiếu nước gây mất cân bằng độ ẩm, khiến cho da ở vùng ngón tay bị khô ráp, bong tróc. Sử dụng kem dưỡng ẩm là một trong những cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng khắc phục da tay bị bong tróc. Trong các loại kem dưỡng ẩm, thông thường có chứa một số thành phần kích ứng da, khiến bệnh bạn không những không khỏi mà còn nghiêm trọng thêm. Do đó, khi lựa chọn loại kem dưỡng ẩm cho da bị bong tróc, bạn nên lựa chọn các loại kem có chiết xuất từ tự nhiên để giúp dưỡng ẩm và làm mềm da ở vùng đầu ngón tay.

2/ Dùng nước ấm

Sử dụng nước ấm để chữa trị bong tróc da ở đầu ngón tay một cách hiệu quả nhất. Nước ấm giúp làm mềm da và loại bỏ lớp da tổn thương bị bong tróc ở đầu ngón tay một cách dễ dàng mà không gây hại đến làn da. Bạn chỉ cần ngâm các đầu ngón tay vào nước ấm hàng ngày để cải thiện tình trạng bong tróc da ở đầu ngón tay một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, các bạn có thể bổ sung mật ong hay dầu oliu vào nước để tăng công dụng dưỡng ẩm và giúp da mềm mượt hơn.

3/ Uống nhiều nước

Uống nhiều nước điều trị bong tróc da ở đầu ngón tay

Trung bình một ngày một người uống 2 lít nước. Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, da bị mất dưỡng chất, độ ẩm trong da thấp. Đây chính là nguyên nhân khiến da bị khô và gây nên tình trạng bong tróc da, đặc biệt ở đầu các ngón tay. Chính vì vậy, uống đủ nước là cách tốt nhất giúp loại bỏ độc tố và duy trì độ ẩm trên da, giúp hạn chế bong tróc da ở đầu ngón tay.

4/ Dùng dầu ô liu

Dầu ô liu có chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa và các axit béo không no rất tốt cho làn da. Các tinh chất trong dầu ô liu giúp làm mềm da, tạo màng bảo vệ hạn chế sự tổn thương của da. Đồng thời, dầu ô liu còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vùng da bị khô ráp giúp điều trị bị bong tróc da ở đầu ngón tay một cách hiệu quả.

Dùng dầu oliu chữa tróc da đầu ngón tay

Cách thực hiện như sau:

  • Cách khoảng thời gian tắm 30 phút, bạn sử dụng dầu ô liu thoa lên vùng da bị bong tróc ở các đầu ngón tay. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất của dầu thấm sâu vào tế bào da, giúp dưỡng ẩm da và làm da ở đầu ngón tay mềm mượt hơn.
  • Thường xuyên sử dụng dầu ô liu để cho hiệu quả tốt nhất.

5/ Dùng mật ong

Mật ong là nguyên liệu được yêu thích trong làm đẹp, có tác dụng dưỡng ẩm và giúp da mềm mịn hơn. Đồng thời, mật ong được sử dụng như một phương thuốc giúp chữa lành vết thương một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, dùng mật ong để chữa trị bị bong tróc da ở đầu ngón tay hiệu quả, an toàn và không gây bất kì tác dụng phụ cho da.

Dùng mật ong điều trị bong tróc da ở đầu ngón tay

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn vệ sinh sạch vùng da của các đầu ngón tay rồi lau khô.
  • Bôi mật ong lên vùng da bị tróc ở đầu ngón tay và massage nhẹ nhàng cho các tinh chất trong mật ong thẩm thấu vào da.
  • Sử dụng thường xuyên mật ong trong thời gian ngắn sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp mật ong với sữa tươi hay các nguyên liệu khác để giúp dưỡng ẩm cho da.

 Lưu ý: Ngoài những cách chữa trị trên, bạn cũng cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế tiếp xúc với xà phòng, khiến da ở đầu ngón tay bị bong tróc nặng hơn.

Với những thông tin hữu ích trên hy vọng bạn đọc sẽ tìm được cách điều trị da bị bong tróc ở đầu ngón tay một cách nhanh chóng. Hiện tượng bong tróc da ở đầu ngón tay khá dễ chữa trị, nhưng nếu không biết cách điều trị bệnh rất khó khỏi. Khi bị mắc bệnh bong tróc da ở đầu ngón tay, các bạn nên gặp bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị bệnh dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Bị tróc da ở đầu ngón tay phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn