Bệnh á sừng ở đầu ngón tay và cách chữa trị

Rate this post

Thời gian gần đây có rất nhiều bạn gửi thư về cho chúng tôi để hỏi về cách điều trị bệnh á sừng ở đầu ngón tay. Bàn tay và đầu ngón tay là một trong những vị trí có nguy cơ mắc bệnh á sừng nhiều nhất. Những biểu hiện bệnh không chỉ làm người bệnh khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay cũng như cách phòng tránh tình trạng này hiệu quả.

Những thông tin nên biết về bệnh á sừng ở đầu ngón tay

Chúng tôi xin nhắc lại định nghĩa bệnh á sừng để giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Bệnh á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Những biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, tuy nhiên khu vực đầu ngón tay và bàn tay là một trong những vị trí dễ mắc bệnh nhất. Vì cấu tạo của vùng da này không giống với những vị trí khác trên cơ thể và mặc khác đây cũng là vị trí mà bạn hay tiếp xúc với nhiều nguyên nhân gây bệnh

bệnh á sừng ở đầu ngón tay

Khi mắc bệnh này, ở đầu ngón tay sẽ xuất hiện các lớp sừng da bong tróc xù xì, khô ráp và nứt nẻ… Cũng giống như những căn bệnh ngoài da khác, căn bệnh này thường làm cho người bệnh có cảm giác ngứa. Những cơn ngứa xuất hiện nhiều vào buổi tối và khi thời tiết lạnh khô. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng và gây khó chịu cho bệnh nhân.

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: di truyền, tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa, cơ địa nhạy cảm…

Tuy chỉ là một căn bệnh ngoài da nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, các cách điều trị bệnh là những thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu.

Cách chữa trị bệnh á sừng ở đầu ngón tay

Khi bị bệnh, bạn không nên quá lo lắng có thể làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Chúng ta có rất nhiều cách để điều trị căn bệnh này. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể từng cách chữa trị qua những thông tin dưới đây.

1/ Điều trị á sừng ở đầu ngón tay bằng thuốc 

Sau khi tiến hành các biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và đưa ra các phương án điều trị bệnh phù hợp. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở đầu ngón tay, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc sau:

thuốc trị á sừng ở đầu ngón tay

  • Thuốc có tác dụng bạt sừng: betnoval, diporsalic, dibetalic, axit salixilic… nhằm giảm các triệu chứng á sừng.
  • Thuốc chống viêm nhiễm: thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng histamin giảm ngứa.
  • Kem dưỡng ẩm: giảm khô ráp, nứt nẻ…

Việc dùng thuốc tuyệt đối phải tuân theo những chỉ định mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý mua và thay đổi liều lượng của thuốc. Một số thành phần của thuốc có thể gây tác dụng phụ mà bạn không thể nào lường trước. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kì phản ứng lạ nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

2/ Dùng các mẹo dân gian chữa á sừng ở tay

Bạn cũng có thể điều trị á sừng ở đầu ngón tay bằng những mẹo dân gian rất đơn giản. Đây là những cách điều trị bệnh bằng các nguyên liệu dân gian nên rất an toàn với làn da, ngay cả những bạn có làn da nhạy cảm nhất cũng có thể áp dụng những cách làm này. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân bị nhẹ, da chưa có dấu hiệu nứt nẻ. Chúng ta có thể áp dụng các cách sau:

** Dùng chanh 

Chanh là một nguyên liệu hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng trị bệnh á sừng ở đầu ngón tay. Đó là do quả chanh có tính axit có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời, trong chanh còn có nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt với da. Bạn có thể tiến hành như sau:

chanh trị á sừng ở đầu ngón tay

  • Vệ sinh da tay thật sạch.
  • Cắt đôi quả chanh rồi chà xát lên các đầu ngón tay trong khoảng 5 phút.
  • Dùng nước ấm rửa lại tay cho thật sạch.

** Dùng rau răm và sài đất 

Cả hai nguyên liệu này đều có tính sát khuẩn cao, có thể loại bỏ lớp da thừa, bong tróc, ngăn không  cho vi khuẩn xâm nhập. Khi kết hợp rau răm và sài đất sẽ tạo nên công thức chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay rất tốt. Bạn có thể tiến hành như sau:

Rau răm và sài đất trị á sừng ở đầu ngón tay

  • Sài đất rửa sạch rồi đun sôi với 2 chén nước. Khi nước sôi tắt bếp, để nguội bớt rồi dùng ngâm tay trong vòng 10 phút.
  • Rau răm rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị á sừng trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch.

3/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày để phòng bệnh á sừng ở tay

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Để việc điều trị á sừng ở đầu ngón tay đạt hiệu quả cao hơn chúng ta cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Luôn vệ sinh bàn tay thật sạch, hạn chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đặc biệt sau khi vệ sinh xong phải lau tay thật khô, bàn tay ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi làm bệnh phát triển nặng hơn.

vệ sinh da tay thật sạch

  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho làn da, tránh da bị khô ráp, nứt nẻ gây đau đớn.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa,… nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng bao tay để bảo vệ.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Đặc biệt cần bổ sung vitamin A, C, D và E. Đây là những vitamin có ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Chúng tôi đã giới thiệu rất chi tiết về bệnh á sừng ở đầu ngón tay cũng như cách điều trị hiệu quả hiện nay. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình phòng chống cũng như điều trị bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe!

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Bệnh á sừng ở đầu ngón tay và cách chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn