Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Rate this post

“Mấy hôm nay không hiểu sao trên cổ bé em xuất hiện rất nhiều vết ban đỏ ở cổ. Chắc khó chịu nên bé hay khóc và lười bú hẳn. Qua tìm hiểu em thấy dấu hiệu của bé giống như bị hăm cổ. Nhìn bé em xót quá, bác sĩ cho em hỏi có cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh nào tốt không? Em cảm ơn bác sĩ ạ” (Như Ý)

Trước hết cảm ơn bạn Như Ý đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn về cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh, chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin như sau:

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị hăm cổ ?

Trước hết bạn cần hiểu hăm cổ là gì? Đây là một hiện tượng ngoài da thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết bị bít kín. Cụ thể ở đây là khi mồ hồi ra nhiều mà không được thông thoáng. Khi bị mắc bệnh này da thường xuất hiện những tổn thương: dễ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn, xuất hiện những nốt mẩn đỏ…

bệnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Việc xác định nguyên nhân làm cho trẻ bị hăm cổ rất quan trọng, giúp chúng ta có biện pháp phòng chống và điều trị hiệu quả. thộng thường bệnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do:

  • Làn da của trẻ thường rất mỏng manh, nhạy cảm nên thường dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh.
  • Thời tiết nóng bức làm cho mồ hôi của bé ra nhiều hơn, vùng cổ thường là nơi mồ hôi dễ bị ứ đọng và hình thành vi khuẩn
  • Với những bé mũm mĩm, đầy đặn thì ở những chỗ nếp gấp thường chà xát với nhau liên tục. Đồng thời độ ẩm ở vùng này cao dễ dẫn đến hăm cổ.
  • Thức ăn đọng lại ở cổ, vệ sinh cho bé không sạch cũng làm cho bé dễ bị hăm cổ.

Những cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh an toàn nhất

Khi bé bị hăm cổ, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Căn bệnh này không quá nguy hiểm và có hướng điều trị hợp lý thì bệnh sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Bạn cũng có thể tham khảo những cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây

1/ Dùng các loại kem bôi

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại kem bôi ngoài da để trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Thông thường, chúng ta hay sử dụng các loại kem có calamine lotion, hydro-costisone… Những loại kem này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm cổ cho bé.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng kem bôi

Bạn nên đọc kỹ thành phần của thuốc, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Những thành phần như nước hoa hay paraben không tốt cho làn da của bé nhưng xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm nên bạn cần lưu ý để tránh xa. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem này. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dành cho người lớn để bôi lên da bé và phải tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Trước khi sử dụng các loại kem bôi mẹ nên thử ở vùng cánh tay, nếu không có dấu hiệu gì bất thường thì mới bôi lên vùng cổ cho bé.

2/ Dùng cách dân gian

Trong dân gian chúng ta vẫn lưu truyền các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Những cách này sử dụng bằng các nguyên liệu tự nhiên nên hoàn toàn không gây hại cho bé. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

** Dùng dầu dừa

Đây là nguyên liệu hết sức quen thuộc với chúng ta, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Đó là do nguyên liệu này có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn giúp ngăn chặn và điều trị những nốt mẩn đỏ trên cổ bé. Đồng thời chất béo trong dầu dừa còn giúp tăng khả năng miễn dịch rất tốt.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Để áp dụng cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa, chúng ta tiến hành theo những bước như sau:

  • Tắm cho bé thật sạch bằng nước ấm.
  • Dùng một ít dầu dừa bôi lên vùng cổ bị hăm.
  • Để khoảng 15 phút rồi dùng khăn ướt lau vùng cổ cho bé.

** Dùng lá trầu không

Lá trầu không rất quen thuộc đối với chúng ta, nguyên liệu này có hoạt tính kháng sinh mạnh nên có tác dụng kháng nấm rất tốt.

Bạn có thể tiến hành việc điều trị bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch.
  • Bỏ vào nồi nước đun sôi lên, cho thêm chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
  • Dùng khăn sạch nhúng vào nước lá trầu không.
  • Để khăn nguội bớt rồi dùng đắp lên vùng cổ bị hăm.
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần, sau khoảng vài ngày tình trạng hăm sẽ giảm rõ rệt.

Ngoài những cách mà chúng tôi đề cập ở trên bạn có thể dùng tấm vải cotton sạch bỏ trong chậu nước lạnh và đắp lên vùng da bị hăm trong vài phút. Cách này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm cổ ở trẻ nhỏ.

3/ Chăm sóc cho trẻ khi bị hăm cổ

Một trong những cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh mà chúng ta nên áp dụng là có biện pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh hợp lý. Khi trẻ bị hăm cổ, chúng ta nên tiến hành các biện pháp sau:

  • Vệ sinh da cho bé hàng ngày và đúng cách. Bạn nên dùng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em. Da bé rất nhạy cảm nên những loại sữa tắm dành cho người lớn, chứa nhiều chất kích ứng sẽ không phù hợp cho bé.
  • Cho bé mặc những bộ quần áo nhẹ, mềm, thoáng khí và dễ thấm hút mồ hôi. Cũng cần phải thường xuyên giặt quần áo thật sạch sẽ và phơi dưới nắng để diệt khuẩn.
  • Với những bé đang bú mẹ thì nên tích cực cho bé bú đều đặn, đối với những trẻ ăn dặm thì nên cho bé uống nhiều nước

Những thông tin trên chắc chắn đã giúp bạn Như Ý cũng như các bậc cha mẹ hiểu hơn về cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này không quá nguy hiểm như chúng ta vẫn nghĩ nên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh để tìm cách điều trị hữu hiệu nhất cho bé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn