Nguyên nhân tay bị nứt nẻ chảy máu và cách điều trị

Rate this post

Gần đây có khá nhiều bạn đọc gửi thư than phiền với chúng tôi về tình trạng tay bị nứt nẻ chảy máu. Điều này không chỉ là biểu hiện của một vài căn bệnh ngoài da mà còn cho thấy thói quen sinh hoạt của bạn vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách điều trị bệnh tay bị nứt nẻ chảy máu hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân làm tay bị nứt nẻ chảy máu

Da tay của chúng ta khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Trong đó tay bị nứt nẻ chảy máu là một trong những trường hợp mà chúng ta rất hay gặp. Hiện tượng này có thể gặp vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí giảm xuống đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân làm tay bị nứt nẻ chảy máu, cụ thể như: tay bị nứt nẻ chảy máu

  • Da mất đi độ ẩm tự nhiên, làm da trở nên khô ráp, liên kết dưới da yếu dần đi, lúc này tình trạng nứt nẻ xảy ra khá phổ biến.
  • Thói quen sinh hoạt, công việc của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa làm cho sức đề kháng, đàn hồi của da yếu đi.
  • Người bệnh các bệnh ngoài da như: viêm da cơ địa, á sừng… cũng dễ làm tay bị nứt nẻ chảy máu.

Khi có biểu hiện tay bị nứt nẻ chảy máu, nhiều người bệnh thường khá chủ quan và cho rằng bệnh sẽ tự hết mà không cần chữa trị. Điều này hết sức  nguy hiểm, bệnh nếu không được chữa trị sẽ nặng hơn và gây viêm nhiễm. Bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Cách điều trị khi tay bị nứt nẻ chảy máu

Tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta áp dụng những biện pháp điều trị cho hợp lý. Thông thường để điều trị tay bị nứt nẻ chảy máu, người bệnh có thể dựa theo các cách sau:

1/ Dùng thuốc 

** Thuốc bôi

Da bị nứt nẻ do mất đi một độ ẩm đáng kể, vì vậy bạn cần phản bôi các sản phẩm làm mềm da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Cụ thể, chúng ta có thể dùng cream vitamin E, skincare-U, A-Derma exomega…

thuốc bôi trị tay bị nứt nẻ chảy máu

Tình trạng tay bị nứt nẻ chảy máu có thể gây viêm da, vì vậy bạn có thể bôi những chế phẩm chứa steroid như: lorinden A, flucinar, gentrisone, fobancort…

Việc điều trị bằng các loại thuốc cần phải được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn. Không được tự ý mua và thay đổi liều lượng của thuốc. Trong quá trình sử dụng nếu có bất cứ triệu chứng bất thường phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

** Thuốc Đông y

Theo Đông y, da bị nứt nẻ là hiện tượng da bị khô héo, khí huyết không nuôi dưỡng da thịt. Vào mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn của thời tiết xâm nhập, làm vận mạch dưới da bị ngưng trệ, làm khô da, nứt nẻ thậm chí gây chảy máu. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y rất đơn giản như sau:

thuốc đông y trị tay bị nứt nẻ chảy máu

  • Bài thuốc 1: lấy 15g xuyên khung sắc lấy nước ngâm tay mỗi ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 2: 9g mỗi loại (đương quy, quế chi, thược dược, tế tận, ngô thù du, táo đỏ), 250g gừng tươi, 6g cam thảo, 6g thông thảo. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm nấu, chia làm 3 lần uống trước khi ăn.

** Thuốc dân gian 

Trong dân gian vẫn lưu truyền các mẹo chữa nứt nẻ chảy máu ở chân tay rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay. Chẳng hạn như:

Dùng chuối: đây là nguyên liệu có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết và dưỡng da rất tốt. Bạn chỉ cần lấy chuối đã nghiền nhuyễn rồi bôi lên da tay bị nứt nẻ, để trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

chuối trị tay bị nứt nẻ chảy máu

Lá chè xanh cũng là nguyên liệu kháng khuẩn, kháng viêm, dưỡng ẩm rất tốt mà bạn không nên bỏ qua. Chỉ cần giã lấy nước cốt rồi dùng để rửa tay hàng ngày, các tinh chất sẽ thấm dần và cải thiện những tổn thương ở da tay.

lá chè xanh trị tay bị nứt nẻ chảy máu

2/ Bảo vệ da tay 

Khi tay bị nứt nẻ chảy máu, những tổn thương ở da tay khó lành lại nếu chúng ta không tiến hành các biện pháp bảo vệ. Cụ thể, bạn nên:

  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp da cân bằng được độ ẩm, ngăn chặn được tình trạng khô ráp, nứt nẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa… trong trường hợp bắt buộc thì cần mang bao tay để bảo vệ. Chú ý không nên mang bao tay quá lâu, sau khi sử dụng nên tháo bỏ và vệ sinh tay thật sạch sẽ.

3/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt 

Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt thật hợp lý cũng là một cách điều trị bệnh rất hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

  • Vệ sinh da tay thật sạch sẽ bằng những loại nước rửa tay dịu nhẹ. Sau khi rửa xong phải lau thật khô, tránh tình trạng da ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh gây bệnh. Không lên rửa tay quá nhiều lần có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da.

đeo bao tay khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa

  • Bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết cho da. Đặc biệt uống đầy đủ nước để tăng cường độ ẩm cần thiết.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp tăng cường sức khỏe, máu huyết lưu thông từ đó giảm bớt triệu chứng bệnh.

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được hiện tượng tay bị nứt nẻ chảy máu, vì vậy không nên quá lo lắng nếu không may thấy những biểu hiện bệnh. Chúng ta hãy bình tình để tìm được biện pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn nhanh chóng lành bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Nguyên nhân tay bị nứt nẻ chảy máu và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn