Phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng với bệnh zona

Rate this post

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có những tổn thương ngoài da khá giống với bệnh zona thần kinh. Điều này gây khó khăn cho bệnh nhân khi muốn phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng với bệnh zona. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số điểm khác biệt giữa 2 tình trạng này. Qua đó bạn đọc có thể tham khảo và có hướng xử lý thích hợp.

phan-biet-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-voi-benh-zona-1

Phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng với bệnh zona

Tổn thương viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng rất dễ lẫn lộn với bệnh zona thần kinh. Nhiều tài liệu đã đề cập đến tình trạng nhầm lẫn này. Tình trạng nhầm lẫn diễn ra đặc biệt nhiều tại các tuyến huyện do người dân chưa có kiến thức đầy đủ trong phân biệt 2 loại tổn thương da nói trên. Tỷ lệ nhầm lẫn có thể lên đến 80,4% tại một số địa phương.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra

Có nhiều loại côn trùng gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Nhiều nhất là các loại côn trùng như:

  • Kiến ba khoang.
  • Kiến kim.
  • Con giời leo.
  • Kiến cong đít.
  • Kiến lác.
  • Một số ấu trùng sâu bướm.
  • phan-biet-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-voi-benh-zona-3

Các khu vực nhiệt đới như châu Á, châu Phi có số ca bị viêm da tiếp xúc khá cao so với các khu vực khác. Thời điểm xảy ra nhiều nhất là lúc giao mùa.

>> Bài viết nên đọc : Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Tổn thương da do zona thần kinh

Tổn thương da do zona thần kinh là tình trạng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Virus gây bệnh thường vẫn còn sót lại sau khi bệnh nhân khỏi bệnh và sống ẩn tại các hạch cảm giác, khu vực thần kinh thắt lưng trên cơ thể bệnh nhân. Các virus này sẽ tái kích hoạt khi gặp các điều kiện thuận lợi như cơ thể suy nhược, suy giảm miễn dịch, làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Mặt khác, một số vấn đề về sức khỏe như bệnh lao, AIDS, các bệnh do thời tiết,… cũng tạo điều kiện cho virus hoạt động trở lại.

>> Xem thêm : Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Phân biệt zona thần kinh và viêm da tiếp xúc qua triệu chứng

Đối với viêm da tiếp xúc do côn trùng thường không giới hạn đối tượng bệnh nhân. Các tổn thương trên da thường xuất hiện đột ngột. Thường gặp nhất là sau khi ngủ dậy. Vùng da hở như: cổ, mặt, tay, chân,… là những khu vực thường bị viêm. Khu vực da có biểu hiện viêm đỏ như vết xước và thường có dạng vệt dài.

Bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa. Bệnh thường đi kèm với nhiều mụn nhỏ màu vàng nhạt. Vị trí tổn thương ngẫu nhiên tùy theo nơi côn trùng tiếp xúc với da.

Đối với zona thần kinh, bệnh nhân có tiền sử thủy đậu là đối tượng có nguy cơ mắc zona. thường có những cơn đau nhức trước khi phát bệnh. Đôi khi có kèm theo sốt nhẹ ở bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân mắc zona thường chỉ có các tổn thương ở một bên người (trừ bệnh nhân AIDS). Các tổn thương này chạy dọc theo dây thần kinh trên da.

Dựa vào các đặc điểm trên, bệnh nhân có thể phân biệt được 2 loại bệnh này và có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Lời kết

Viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh zona thần kinh có biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên, dựa vào một số đặc điểm trên, bệnh nhân có thể phân biệt được 2 loại bệnh này một cách chính xác hơn. Từ đó có hướng xử lý thích hợp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng với bệnh zona

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn