Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn

Rate this post

Bệnh chàm sữa là bệnh rất phổ biến  ở trẻ dưới 1 tuổi. Nếu đang ở giai đoạn nhẹ thì có thể chữa chàm sữa bằng lá trầu không bằng những bước hết sức đơn giản. Hiệu quả cũng như các bước thực hiện cụ thể như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết hôm nay.

Nguy cơ bị chàm thể tạng mãn tính nếu không chữa trị sớm bệnh chàm sữa

Khi bị chàm sữa da thường nổi những nốt hồng ban có tróc vảy, đóng mài và xuất hiện nhiều mụn nước gây ngứa ngáy. Nếu bạn không để ý, trẻ có thể gãi ngứa, làm tổn thương da và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Điều này làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Nhiều cha mẹ chủ quan khi trẻ mắc bệnh này,  họ quan niệm rằng đây chỉ là bệnh ngoài da đơn giản sẽ tự hết mà không cần can thiệp bằng bất cứ phương pháp nào. Nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và làm cho trẻ dễ mắc bệnh chàm thể tạng mãn tính sau này. Đây làm bệnh ngoài da phức tạp, hay tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm được các dấu hiệu bệnh để phát hiện và điều trị bệnh chàm sữa càng sớm càng tốt.

Áp dụng 2 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Các bác sĩ cho rằng nếu bệnh chàm sữa ở giai đoạn nhẹ thì nên điều trị tại nhà vì môi trường ở bệnh viện thường làm những tổn thương dễ bị nhiễm trùng. Nếu bé không may bị chàm sữa, cha mẹ nên tìm cách điều trị cho trẻ bằng các bài thuốc ngay tại nhà. Các bài thuốc dân gian thường được áp dụng do lấy nguyên liệu từ tự nhiên, không những hiệu quả mà còn an toàn cho làn da.

Bạn có thể áp dụng ngay cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không. Công dụng của loại lá này không những được dân gian công nhận mà các nhà khoa học cũng đã xác nhận nó có hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong, sát trùng, diệt khuẩn có công dụng trong việc điều trị nhiều bệnh. Còn theo y học hiện đại, nguyên liệu này có chất chống oxi hóa, hợp chất phenol, tanin, tinh dầu và nhiều vitamin… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn điều trị được nhiều bệnh ngoài da. Trong dân gian vẫn lưu truyền 2 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không như sau:

** Cách 1: Thoa nước lá trầu không 

Các bậc cha mẹ thực hiện cách điều trị này theo các bước như sau:

Thoa nước lá trầu không 

  • Lấy lá trầu không rửa sạch rồi giã nát.
  • Vắt nước lá trầu không rồi dùng thoa lên vết chàm sữa trên da bé.
  • Bạn nên dùng để thoa lên da trước khi đi ngủ, đợi khô rồi cho bé đi ngủ. Đến sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Áp dụng từ 3 đến 5 lần là những nốt chàm sữa sẽ giảm đi đáng kể.

** Cách 2: Tắm bằng nước lá trầu không 

Khi bé bị chàm sữa, chúng ta cần vệ sinh cho trẻ hàng ngày để loại trừ vi khuẩn có thể xuất hiện và phát triển trên da của bé. Dùng nước trầu không để tắm là một cách vừa vệ sinh cho bé vừa có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

Tắm bằng nước lá trầu không 

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch.
  • Cắt nhỏ là trầu không rồi đun với nước cho sôi lên, khi nước sôi tiếp tục đun trong khoảng 15 phút để tinh chất lá trầu không ta ra trong nước.
  • Có thể thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
  • Chờ nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho trẻ.

Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc rất chi tiết cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không. Chỉ cần áp dụng trong thời gian ngắn thì tình trạng bệnh của bé sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu tiến hành theo những gì đã hướng dẫn và áp dụng các biện pháp chăm sóc mà bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa đến các bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn