Các dấu hiệu bé bị chàm sữa dễ nhận biết

Rate this post

Bệnh chàm sữa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Việc nắm những dấu hiệu bé bị chàm sữa giúp chúng ta dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong những thông tin mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng nên biết khi có con ở trong độ tuổi này. 

Những dấu hiệu bé bị chàm sữa

Theo thống kê hiện nay có khoảng 20% trẻ em sinh ra đã mắc bệnh chàm sữa. Tuy chỉ là bệnh ngoài da, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biểu hiện bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như di truyền, khí hậu, nhiễm khuẩn… Theo các nhà khoa học, bệnh liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch gây đột biến gen làm ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Do đó da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố từ bên ngoài.

Căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác, vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ những dấu hiệu bé bị chàm sữa để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm. Cụ thể, chúng ta có thể nhận biết qua những dấu hiệu như sau:

1/ Những dấu hiệu trên da

Chúng ta dễ dàng phát hiện dấu hiệu bé bị chàm sữa thông qua các dấu hiệu trên da. Cụ thể trên da của bé thường xuất hiện những nốt hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, đóng vảy. Dấu hiệu trên da khi bị chàm sữa

Tùy vào giai đoạn bệnh mà chúng ta thấy được những dấu hiệu khác nhau trên da. Cụ thể:

  • Nếu bệnh ở giai đoạn đầu: trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn nước có kích thước nhỏ li ti, đống mài và tróc vảy. Đối với những bé có da rất khô thì da còn bị rịn nước. Ở giai đoạn này, những biểu hiện bệnh thường tập trung ở hai bên má, có thể lan qua cằm, da đầu và trán. Chúng ta thường không thấy biểu hiện ở mắt, mũi miệng.
  • Giai đoạn nặng: những biểu hiện của bệnh thường lan lên các vùng duỗi cánh tay, khuỷu đầu gối và toàn thân.
  • Ngứa cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ, nhưng biểu hiện ngứa nếu không được kiểm soát sẽ làm cho trẻ gãi, gây trầy xước da và dẫn đến bội nhiễm.

2/ Bé hay khó chịu 

Khi mắc bệnh, sức đề kháng sẽ giảm sút nên cơ thể của bé thường rất mệt mỏi. Cụ thể trong giai đoạn này trẻ thường tỏ ra rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và bú kém hơn.

khi bị chàm sữa bé hay quấy khóc

Do những biểu hiện bệnh hay làm trẻ bị ngứa nên trẻ có xu hướng gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa. Bạn không nên chủ quan với những biểu hiện này, vì như vậy dễ làm cho mụn nước bị vỡ, da rớm máu và nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa mẹ nên biết

Ngoài việc tiến hành các biện pháp điều trị, bạn cũng cần phải biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Như vậy mới có thể đảm bảo được hiệu quả điều trị cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:

Cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa

  • Vệ sinh cho trẻ thường xuyên bằng các loại sữa tắm phù hợp với làn da của trẻ. Cách này giúp hạn chế vi trùng, vi khuẩn tồn tại gây hại cho da. Đồng thời da của bé rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị kích ứng nếu sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: sự thay đổi nhiệt độ, lông thú nuôi, hóa chất, chất tẩy rửa… Cần phải đảm bảo trang phục đủ ấm vào mùa đông và co dãn, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi vào mùa hè, chất liệu vải phù hợp, không gây kích ứng da. Giữ môi trường xung quanh luôn cân bằng, không thay đổi nhiệt độ quá nhanh, đủ độ ẩm cần thiết.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng với việc điều trị bệnh, cần duy trì sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng nên đa dạng thức ăn, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Cần hạn chế những thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, trứng, thực phẩm lên men, đậu phộng… Nếu trẻ lười ăn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, soup, canh…

Bạn vừa được giới thiệu một vài thông tin về những dấu hiệu bé bị chàm sữa. Bạn càng phát hiện sớm thì khả năng chữa lành bệnh sẽ cao hơn. Khi có bất kì dấu hiệu bệnh nào, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành các biện pháp kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Các dấu hiệu bé bị chàm sữa dễ nhận biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn