Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

Rate this post

Viêm da tiếp xúc kích ứng là một trong những bệnh lý dai dẳng, khó chữa và dễ tái đi tái lại. Khó chịu và mất thẩm mỹ là những cảm nhận chung của bệnh nhân khi gặp phải viêm da tiếp xúc kích ứng. Cùng tìm hiểu về viêm da tiếp xúc kích ứng và các thuốc chữa qua bài viết dưới đây dưới sự tư vấn của BS. Nguyễn Thị Hiền để có biện pháp chủ động hơn trong vấn đề kiểm soát bệnh. 

benh-viem-da-tiep-xuc-kich-ung-va-thuoc-chua-1

Vì sao chúng ta mắc viêm da tiếp xúc kích ứng?

Viêm da tiếp xúc kích ứng bắt đầu bùng phát khi bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng nhất định. Sau thời gian tiếp xúc trực tiếp, da bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoài da và gây nhiều khó chịu trong công việc, sinh hoạt. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bệnh nhân mệt mỏi.

Những nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng

Mỗi bệnh nhân có thể có các yếu tố kích ứng riêng tùy vào cơ địa của bệnh nhân đó. Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc kích ứng có thể bùng phát do một số dị nguyên kích ứng thường gặp trong cuộc sống:

  • Các hóa chất, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da,…
  • Một số chất liệu quần áo.
  • Cao su và sản phẩm tổng hợp từ cao su.
  • Một số loại cây, côn trùng, lông động vật,…
  • Các loại thuốc kháng sinh, khử trùng, formaldehyde và một số hóa chất tẩy rửa khác.

“Các dị nguyên kích ứng trong sinh hoạt và đời sống rất đa dạng và phong phú. Có nhiều trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng nhưng không biết chính xác nguyên nhân. Khi gặp tình trạng này bạn có thể thăm khám tại các chuyên khoa da liễu. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định dị nguyên nghi ngờ gây kích ứng bằng cách test phản ứng da – BS. Nguyễn Thị Hiền”

benh-viem-da-tiep-xuc-kich-ung-va-thuoc-chua-2
Viêm da kích ứng có thể do các vật dụng hàng ngày.

Những vị trí thường xuất hiện viêm da kích ứng tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc kích ứng thường xuất hiện tại một số vị trí chính như sau:

  • Vùng da mặt, đầu cổ: do tiếp xúc với nước hoa, dầu gội, kem cạo râu, thuốc nhuộm tóc,… không phù hợp với da gây kích ứng.
  • Vùng mí mắt, trán: kích ứng do các loại nón, mũ, mascara, kẻ mí mắt, băng trán,…
  • Da bàn tay: do tiếp xúc với các loại hóa chất trong công việc, sinh hoạt,…
  • Cổ và cổ tay, ngón tay: thường kích ứng do các loại vòng đeo tay, đồng hồ, dây đeo, nhẫn,…
  • Vùng da quanh rốn: thường kích ứng với các bề mặt kim loại, nhất là dây nịt,…
benh-viem-da-tiep-xuc-kich-ung-va-thuoc-chua-3
Da kích ứng mẩn đỏ khi tiếp xúc với bề mặt kim loại.

Các thuốc điều trị viêm da kích ứng tiếp xúc hiện nay

Với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng, yếu tố then chốt trong điều trị chính là loại bỏ yếu tố gây kích ứng khi tiếp xúc cũng như hạn chế tiếp xúc trở lại với các yếu tố này. Ví dụ người bị kích ứng với hóa chất cần phải ngưng không được tiếp xúc với các hóa chất đó để tránh bùng phát nặng thêm cũng như tái phát tình trạng viêm da trở lại.

 Với các thuốc điều trị hiện nay, tùy theo tình trạng viêm, mức độ thương tổn mà bác sĩ điều trị có thể chỉ định cho bạn các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc khác nhau:

benh-viem-da-tiep-xuc-kich-ung-va-thuoc-chua-4

Đối với thương tổn nhẹ

Tiến hành điều trị bằng corticosteroide qua đường uống. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc bôi tại chỗ trên các khu vực da có tổn thương. Những trường hợp ngứa nặng bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bôi rửa vết thương với dung dịch thuốc tím, giảm ngứa với histamin.

Thương tổn có nhiễm khuẩn

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn tại vị trí thương tổn hoặc bác sĩ phát hiện nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh dùng qua đường tiêm hoặc uống.

Với thương tổn nhiễm khuẩn và kèm theo dịch tiết nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng dung dịch thuốc tím 1/10000 dùng ngoài da giúp sát khuẩn và làm săn da.

“Trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng da. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để tránh các biến chứng không mong muốn trên da – BS. Nguyễn Thị Hiền”

Tìm hiểu thêm :

 

Bình luận

Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn