Những điều cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh

Rate this post

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và mẫn cảm. Do đó các bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà các bậc cha mẹ cần cảnh giác cao, nhất là những thời điểm giao mùa. Một vài thông tin cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc dưới đây sẽ là những tham khảo hữu ích mà bạn nên biết.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân trong cuộc sống gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh. Trong đó thường gặp nhất là các vấn đề như:

  • Da bé mẩn cảm với nhiều yếu tố trong gia đình như: chất liệu quần áo, tã lót, chăn màn, drap giường,…
  • Tiếp xúc với một số yếu tố từ môi trường như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, lông vật nuôi, các loại côn trùng…
  • Bé bị kích ứng do các loại thức ăn không hợp vệ sinh hoặc có chất gây dị ứng với bé.
  • Kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp như kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dung dịch vệ sinh da,… cũng có thể khiến trẻ bị viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ nhận biết ra sao?

Bố mẹ có thể quan sát tình trạng da và phản ứng của bé để nhận biết viêm da tiếp xúc. Thông thường khi bị viêm da tiếp xúc, trẻ sẽ có một số biểu hiện như:

  • Quấy khóc, khó chịu, ngứa ngáy kéo dài, trẻ bứt rứt và muốn gãi.
  • Viêm đỏ ngoài da và xuất hiện tình trạng sưng tấy, sần.
  • Xuất hiện các mụn nước li ti mọc thành đám trên da. Mụn nước có các màng rỉ nước và đóng vảy khi khô.
  • Nếu gãi nhiều gây vỡ mụn nước có thể dẫn đến lở loét và bội nhiễm trên da.

Khi phát hiện các dấu hiệu này, bố mẹ cần cảnh giác và đưa trẻ đến khám tại bác sĩ nhi, bác sĩ da liễu để có hướng dẫn điều trị phù hợp.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc như thế nào?

Bênh cạnh điều trị bệnh viêm da tiếp xúc với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, bạn cũng có thể lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc bé bị viêm da tiếp xúc:

  • Chú ý đến quần áo, tã lót, chăn mền và các vật dụng trẻ thường hay tiếp xúc. Chọn các loại quần áo thoáng mát cũng như thấm hút tốt cho trẻ.
  • Không nên để các sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa, các hóa chất khác trong tầm tay của trẻ.
  • Tuyệt đối không để trẻ gãi vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bạn có thể cho trẻ dùng một số sản phẩm giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh da cho trẻ nên dùng nước hơi ấm, không quá nóng để tránh khô da ở trẻ.

Phát hiện và điều trị sớm viêm da tiếp xúc cũng như các vấn đề ngoài da khác cho trẻ là rất quan trọng. Do đó, trang bị các kiến thức về nhận biết, chăm sóc và điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Tìm hiểu thêm :

 

Bình luận

Những điều cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn