4 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm không tái phát

Rate this post

Làm thế nào để chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh này. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn được bệnh tổ đỉa, các loại thuốc đang được áp dụng hiện nay chỉ có thể giúp giảm đi các triệu chứng và bệnh có thể tái phát lại sau một thời gian. Vậy có nên dùng thuốc để điều trị bệnh tổ đỉa trong lâu dài hay không trong khi có một số loại cây lá quanh vườn cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây nên? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa dân gian vừa an toàn vừa tiết kiệm bạn có thể tham khảo

I. Các biểu hiện ban đầu của bệnh tổ đỉa

Thông thường bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các kẽ ngón tay, ngón chân dưới dạng các mụn nước nằm sâu dưới lớp da dày rất ngứa ngáy và khó chịu và tiến triển dai dẳng. Những mụn nước này có kích thước từ 1 – 2mm, mọc rải rác hay mọc thành chùm, sờ vào cảm thấy mụn rất chắc chắn. Các mụn nước này không vỡ ra mà tự xẹp rồi bong tróc vảy kèm theo cảm giác ngứa dữ dội bệnh tự khỏi rồi tái đi tái lại nhiều lần.

bệnh tổ đỉa

>> Xem chi tiết : Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

II. Một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Nếu bạn đang thường xuyên dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị bệnh trong một thời gian dài mà các triệu chứng của bệnh tổ đỉa vẫn tái đi tái lại thì có lẽ bạn nên tham khảo những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ dân gian dưới đây. Vì xét về lâu dài nếu bạn dùng kháng sinh thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể bị lờn thuốc, trong khi đó những cách chữa từ dân gian vẫn có thể giúp bạn giảm ngứa, giảm viêm lại an toàn và không gây tác dụng phụ.

1. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt:

a) Công dụng: Lá lốt giúp giảm ngứa, làm sạch da và giúp bệnh nhân tổ đỉa cảm thấy dễ chịu hơn. Dùng lá lốt chữa tổ đỉa được dân gian áp dụng từ lâu ở nhiều vùng trên nước ta.

cách chữa bệnh tổ đỉa

b) Chuẩn bị: 

Chuẩn bị một bó lá lốt tươi khoảng 200 – 300 g.

c) Tiến hành: Đem lá lốt rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước cốt uống. Sau đó đem bã lá lốt vừa giã cho vào ấm rồi sắc đặc với 3 bát nước và để nguội. Khi nước còn ấm dùng rửa vùng da bị tổ đỉa. Sau đó dã một nắm lá lốt khác với một ít muối lấy bã đắp lên vùng da bị tổ đỉa rồi băng lại. Thực hiện bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa này đều đặn khoảng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.

2. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá trầu không

a) Công dụng: Bên cạnh lá lốt, lá trầu không cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân mắc tổ đỉa. Trong đó có công dụng làm liền vết thương nhanh cũng như giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ảnh hưởng đến da.

thuốc chữa tổ đỉa

b) Chuẩn bị:

Bạn cần có các thành phần:

Lá trầu không khoảng 30 g.

c) Tiến hành:

Bạn đem lá trầu không rửa sạch và vò nát, cho vào nồi cùng với 200 ml nước. Tiến hành đun sôi trong khoảng 10 phút. Trong khi nấu, bạn cho thêm khoảng 1 thìa muối để quấy đều. Sau khi đun, bạn sẽ thu được phần nước lá trầu. Để cho nước hơi nguội và dùng ngâm rửa vết thương sẽ giúp vùng da bị tổ đỉa được sạch hơn, giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

3. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá đào tươi

a) Công dụng: Lá đào được dùng trong dân gian từ khá lâu đời để điều trị các vấn đề ngoài da trong đó có bệnh tổ đỉa. Theo đông y lá đào có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhiễm khuẩn, bài trừ độc tố. Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm dân gian không có cơ sở khoa học.

điều trị bệnh tổ đỉa

b) Chuẩn bị:

Lá đào tươi 1 nắm (khoảng 100 g).

c) Tiến hành:

Bạn giã nát lá đào tươi cùng với một chút muối tinh. Bạn lấy xác lá đào đắp lên vùng da bị tổ đỉa và để nguyên trong khoảng 30 phút. Rửa sạch lại với nước.

4. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt

a) Công dụng: Muối hạt có tác dụng sát trùng và diệt khuẩn, đối với điều trị bệnh tổ đỉa dùng muối hạt sao nóng rồi chườm lên chỗ da bị tổ đỉa sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

cách chữa bệnh nấm tổ đỉa

b) Chuẩn bị: 

  • Bệnh nhân chuẩn bị một ít muối hạt.
  • Chảo nhỏ để rang muối.

c) Tiến hành:

Sử dụng muối hạt chữa bệnh tổ đỉa như sau : Bạn rang muối trong 5 – 10 phút cho muối nóng đều. Lấy muối ra ngoài cho vào chén để cho muối bớt nóng. Khi muối ấm thì chà nhẹ muối lên vùng da bị tổ đỉa cho đến khi muối hết nóng. Rửa sạch da với nước mát. Trước khi bạn rang muối nên giã nhỏ hạt để khi chà muối lên da sẽ đỡ đau hơn.

Lưu ý: Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa nói trên với lợi thế dễ kiếm, điều trị bệnh an toàn hiệu quả lại tiết kiệm từ lâu nay dân gian vẫn thường dùng để điều trị bệnh tuy nhiên những cách chữa tổ đỉa dân gian này có chỉ có khả năng làm giảm các triệu chứng ngứa giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa nên đi khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp với từng mức độ bệnh.

III. Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc tây như thế nào cho hiệu quả

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương – Giảng viên khoa Da Liễu trường ĐH Y dược TPHCM tư vấn cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

 

Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả được áp dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu dùng các loại thuốc kháng sinh dạng uống và thuốc bôi ngoài da chống nhiễm nấm nhiễm khuẩn như sau

1. Thuốc bôi tại chỗ:

Nếu bệnh tổ đỉa nhẹ biểu hiện mụn nước nhỏ có thể bôi cồn focmolsalicylic 3% để điều trị. Bệnh tổ đỉa nặng hơn ở dạng mụn mủ có thể dùng các dung dịch tím Metin 1% , dd xanh metilen 1% để giúp da kháng khuẩn. Khi bệnh tổ đỉa có các dấu hiệu lở loét tổn thương có thể bôi các loại thuốc mỡ chứa corticoid …

2. Thuốc uống điều trị tổ đỉa toàn thân

Thuốc uống điều trị bệnh tổ đỉa thường sử dụng thường là các loại thuốc kháng histamin nếu bệnh có dấu hiệu bội nhiễm. Các loại thuốc giúp kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Lưu ý: Điều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc Tây tuy có tác dụng điều trị nhanh tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ

IV. Làm gì để bệnh tổ đỉa không tái phát?

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, nhất là sau khi tiếp xúc với các hóa chất, nước bẩn, bùn đất…
  • Giữ cho tay chân khô thoáng, tránh ẩm ướt.
  • Không chà xát, tác động làm tổn thương vùng da bị mụn mủ.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để can thiệp kịp thời.

Trên đây là những biện pháp chữa bệnh tổ đỉa cũng như những lưu ý cần thiết cho bệnh nhân. Hiểu rõ những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn có cách can thiệp hợp lí nhất. Khi điều trị không nên tự ý dùng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Có thể bạn cũng quan tâm : Bài thuốc chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa cho nhiều người

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

4 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm không tái phát

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn