Bị viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì? Ý kiến BS

Rate this post

Ngày nay các bệnh ngoài da rất thường gặp do thời tiết thay đổi xấu đi cùng với nhiều tác động khác. Viêm da dị ứng là một trong số các bệnh da liễu phổ biến hiện nay. Bị viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì? Đây là câu hỏi khá phổ biến mà chúng tôi nhận được gần đây. Chúng ta sẽ có cuộc trao đổi ngắn với Bác sĩ Vũ Quốc Huy – chuyên mục Bệnh Da liễu để làm rõ vấn đề này.

viem-da-di-ung-nen-boi-thuoc-gi-2

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Thưa bác sĩ, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn khi bị viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì? Bác sĩ có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Có thể nói việc điều trị viêm da dị ứng thường dựa vào tác dụng làm ẩm da của thuốc, ngăn da khô. Các loại kem này thường có khả năng thâu tóm, giữ nước ở vùng lớp sừng. Chính điều này giúp da giữ được độ ẩm, tái lập hydro lipid trên da, qua đó giúp kiểm soát bệnh viêm da dị ứng. Hiện nay có nhiều nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng.

Nhóm corticoid bôi da (dermocorticoid)

Đây là nhóm thuốc bôi da thường dùng khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát. Những hoạt chất như betamethasol, hydrocortisol, fluticason… là các nhóm thuốc thường được chỉ định để chống viêm, ức chế các chức năng của bạch cầu. Qua đó hạn chế được sự tăng sinh collagen.

Tuy nhiên nhóm thuốc này nên tránh dùng ở mí mắt vì dễ gây đục thủy tinh thể. Về lâu dài nhóm thuốc này cũng có thể gây ra tình trạng teo da. Nhóm thuốc này có thể dùng mỗi ngày một lần vào buổn tối. Chỉ những trường hợp bị eczema lichen hóa mới có chỉ định bôi 2 lần/ngày nhưng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: giãn mạch, teo da, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, hiện tượng bội nhiễm,… Loại thuốc này cũng hạn chế dùng cho trẻ em vì có thể gây chậm lớn. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến suy thượng thận.

Khi sử dụng các nhóm thuốc này cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng.

Nhóm thuốc tacrolimus (protopic)

Đây là một dẫn xuất kháng sinh nhóm macrolod. Những bệnh nhân mắc viêm da dị ứng nặng đã dùng dermocorticoid nhưng không khỏi có thể được chỉ định dùng Tacrolimus. Đây là nhóm thuốc rất ít hấp thu toàn thân. Tacrolimus sẽ ức chế tổng hợp đồng thời giải phóng các cytokin gây viêm. Nhóm thuốc này không gây ra tác dụng phụ như dermocorticoid.

Tuy nhiên dùng thuốc này không được bôi lên niêm mạc, vùng da nhiễm khuẩn hoặc dưới băng kín. Tacrolimus chống chỉ định với bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Nhóm thuốc này được chỉ định bôi 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần hoặc khi tình trạng viêm da chấm dứt. Nếu không có kết quả sau 2 tuần hoặc có bội nhiễm nên ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ. Tác dụng phụ của Tacrolimus thường nhẹ như bỏng, ngứa…

viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì
Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì

Nhóm Ciclosporin (neoral, sandimmun)

Đây là nhóm thuốc được chỉ định điều trị với bệnh nhân viêm da dị ứng nặng khi các phương pháp khác không đáp ứng được. Nhóm thuốc này thường điều trị ngắn hạn, khoảng 2 tháng để kiểm soát tình trạng viêm da dị ứng tạm thời.

Nhóm thuốc kháng histamin

Dấu hiệu ngứa do viêm da dị ứng không đơn thuần chỉ do histamin gây ra. Chính vì vậy chỉ định dùng histamin có thể cho hiệu quả thất thường đối với bệnh nhân. Dùng nhóm thuốc kháng histamin có thể giảm ngứa, tránh cảm giác khó chịu, muốn gãi ở bệnh nhân.

Khi dùng thuốc kháng histamin nên hạn chế ra nắng nhiều.

Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn

Chống bội nhiễm là rất cần thiết trong trường hợp da bị chốc lở. Đặc biệt là chống bội nhiễm với tụ cầu vàng. Những thuốc kháng sinh tại chỗ như axit fusidic giúp điều trị nhiễm khuẩn khu trú nông.

Một số kháng sinh đường uống như amoxycilin, cephalosporin cũng có hiệu quả chống nhiễm khuẩn.

>> Có thể đây cũng là vấn đề bạn đang thắc mắc : Bị viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?

Lưu ý cho bệnh nhân viêm da dị ứng

Bác sĩ có những lưu ý gì dành cho bệnh nhân điều trị viêm da dị ứng?

viem-da-di-ung-nen-boi-thuoc-gi-3

Người bị viêm da dị ứng cần lưu ý vệ sinh tốt cơ thể và môi trường sống. Tránh bị, ô nhiễm không khí, côn trùng,… Bệnh nhân cũng nên cân bằng cuộc sống và công việc, tránh stress và chăm rèn luyện thể dục, thể thao.

Xin cảm ơn bác sĩ

Tìm hiểu thêm

Bình luận

Bị viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì? Ý kiến BS

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn