Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa điển hình nhất

Rate this post

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa là trên vùng da bất kì xuất hiện các nốt đỏ, mụn mủ, làn da trở nên sần sùi, sậm màu đôi lúc thâm đen, chúng từ từ lan rộng ra thành những thương tổn lớn, chủ yếu ở vùng da tay, chân, mặt hoặc cổ. Bệnh viêm da cơ địa là dạng bệnh mạn tính rất hay tái phát, người dân còn hay gọi với cái tên là chàm thể tạng, eczema… Nhận biết các triệu chứng viêm da cơ địa điển hình biểu hiện ở từng độ tuổi và các giai đoạn phát triển của bệnh qua bài phân tích dưới đây

triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Những triệu chứng điển hình nhất của viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa cơ bản:

Biểu hiện thứ 1: Xuất hiện ngứa kèm theo thương tổn trên da, khi quá ngứa sẽ dẫn đến hành vi gãi, khiến lớp da bị tổn thương nặng, dày lên và sần sùi, khi da bị những vết xước hoặc nứt do gãi vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào da gây viêm nhiễm.

Biểu hiện thứ 2: Càng giác ngứa ngáy khó tăng lên khi về đêm hoặc khi thời tiết hanh khô, lạnh…

Biểu hiện thứ 3: Khi khởi phát bệnh chỉ có xuất hiện vài nốt mụn sẩn đỏ, vùng da đỏ lên gây ngứa, không có vảy da, bệnh nhân có cảm giác ngứa và nóng.

Biểu hiện thứ 4: Bệnh tiến triển nặng sẽ gây phù nề, các nốt mụn chảy dịch, da đóng vảy. Nếu bệnh nhân gãi nhiều các nốt mụn sẽ bị vỡ dịch bên trong ra lây lan đến các vùng da khác.

Biểu hiện thứ 5: Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa còn kèm theo các triệu chứng như viêm họng, hen, chán ăn, sốt nhẹ, viêm mũi dị ứng, cơ thể mệt mỏi, viêm kết mạc mắt.

Nhận biết các triệu chứng của viêm da cơ địa theo từng giai đoạn

Giai đoạn bán cấp:  Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khá nhẹ da chỉ bị ửng đỏ, không bị phù nề, hơi ngứa, không tiết dịch.

Giai đoạn cấp tính: Đặc trưng của giai đoạn này là vùng da đỏ không ranh giới rõ ràng kèm theo các nốt ban đỏ hình tròn, không có vảy da, da không bong tróc. Vùng da xung quanh có dấu hiệu phù nề , các nốt mụn nước bị chảy dịch. Các vết xước do gãi sẽ hình thành vết, làn da sần sùi hình thành vảy tiết vàng . Ở giai đoạn này bệnh thường xuất hiện ở vị trí các khớp chi, bàn tay…

Giai đoạn mạn tính: Xuất hiện vùng da bị viêm cơ địa rõ ràng, xuất hiện các vết nứt đau, da trở nên bị thâm và dày, sưng nề, đóng vảy tiết, chảy mủ vàng. Triệu chứng viêm da cơ địa này thường xuất hiện ở các nếp gấp, lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân, cổ, gáy… Trường hợp nặng có thể thể lây lan da toàn thân.

Giai đoạn tiến triển: bị bệnh từ khi còn nhỏ nhưng kéo dài vài tháng, vài năm hoặc đến tuổi thiếu niên do không điều trị. Thông thường đến tuổi thiếu niên bệnh sẽ khỏi (chiếm 50%)Nhiều trường hợp bệnh kéo dài đến khi trưởng thành phải chung sống cùng bệnh kèm theo các bệnh lý như dị ứng, hen…

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa theo từng độ tuổi

Trẻ nhỏ: Các tổn thương, sẩn mụn, mụn nước thường xuất hiện ở các vị trí như là mặt, mặt duỗi các chi, da đầu…

triệu chứng viêm da cơ địa

Ở trẻ trong giai đoạn tiểu học: Các tổn thương xuất hiện ở các vị trí nếp gấp các chi.

Người lớn: Đa số các tổn thương xuất hiện ở bàn tay.

** Tỉ lệ mắc bệnh

Bệnh viêm da cơ địa chiếm 30% trên tổng số các căn bệnh ngoài da. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm phần lớn là trẻ em:

  • Từ 2 →8 tuổi : chiếm tỉ lệ 95%
  • Tuổi Thiếu niên: Chiếm tỉ lệ 10 % (bệnh bị từ nhỏ nhưng không điều trị dứt điểm dẫn tới kéo dài đến khi trưởng thành).
  • Bệnh không phân biệt nam nữ, tuy nhiên theo các bác cáo tại bệnh viện da liễu thì tỉ lệ nam mắc viêm da cơ địa nhiều hơn nữ.
  • Tỉ lệ di truyền khi bị viêm da địa khi có bố hoặc mẹ bị bệnh là 60%, nếu cả 2 người cùng bị thì tỉ lệ di truyền sang cho con là 80 %.

Chăm sóc da bị viêm da cơ địa

Khi nhận biết đang bị căn bệnh ngoài da này thì cần có phương pháp chăm sóc cẩn thận cho vùng đó, tránh để nó bị bể mụn nước lây lan, lâu ngày dẫn tới mạn tính thì rất khó điều trị:

cách triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Cách 1: Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất như nước rửa chén, xà bông giặt đồ.

Cách 2: Ngâm rửa tay bằng nước muối pha loãng để làm sạch tay rồi lau khô bằng khăn mềm.

Cách 3: thoa kem làm mềm da, kem dưỡng ẩm. Nhất là khi thời tiết lạnh, hanh khô, cần chú ý giữ ẩm cho da để da không bị khô, nứt nẻ. Đặc biệt là vùng da có nếp gấp ở cẳng tay và cẳng chân.

Cách 4: Vệ sinh tay da bằng các loại xà phòng có độ pH trung tính. Nên cắt móng tay để đề phòng trường hợp gãi nhiều làm trầy xước da.

Cách 5: Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không nên mặc quần áo len, lông tua, quần áo bó sát vào da vì dễ khiến da bị kích ứng thêm

Cách 6: Tắm rửa, gội đầu sạch sẽ, để tránh da bị kích ứng với những sản phẩm từ dầu gội đầu, sữa tắm thì người bệnh có thể tắm hoặc giã nát các loại lá khế, lá lốt  ra đắp trực tiếp lên vùng tổn thương.

Đặc biệt nếu trẻ nhỏ bị phải căn bệnh này thì càng phải chú ý hơn nữa. Cách tốt nhất khi thấy bé có các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa cần đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện da liễu để được trị khỏi, tránh kéo dài đến tuổi thiếu niên bệnh có thể xảy ra nhiều biến chứng.
Tham khảo thêm :  

CÓ THỂ BẠN CẦN

Bình luận

Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa điển hình nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn