Phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Rate this post

Một trong những nỗi phiền muộn của nhiều người là mắc phải các bệnh lý về da. Những căn bệnh ngoài da đều có biểu hiện gần như là giống nhau và dẫn đến khó tìm ra bệnh để điều trị chính xác nhất. Việc phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng là rất cần thiết bởi vì số lượng người mắc phải 2 loại bệnh ngoài da này hầu như rất phổ biến. Chuyên mục tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn những dấu hiệu giúp phân biệt rõ ràng chúng.

Viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc

Viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc đều là 2 dạng bệnh lý ngoài da, xếp vào bệnh da liễu phổ biến, thường gặp.  Chúng còn được biết đến với tên gọi chung là dạng bệnh Eczema.

Khi mắc phải một trong hai loại bệnh này chúng ta thường bắt gặp các đặc điểm và tính chất tương tự. Đó chính là sự thay đổi của lớp biểu bì da, hiện tượng sưng lên của các tế bào biểu bì da. Khi soi chúng dưới kính hiển vi thì đều có hình dạng giống một miếng bọt biển. Có thể kết luận chung là không thể phân biệt được bệnh viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc một cách rõ ràng thông qua sinh thiết da.

Cũng do nguyên nhân trên mà khi mắc bệnh viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc chúng ta rất khó để phân biệt được chính xác là dạng bệnh lý nào.  Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa đã nghiên cứu tổng hợp và đưa ra những đặc điểm khác biệt giúp chúng ta nhận biết được cụ thể đâu là viêm da dị ứng và đâu là viêm da tiếp xúc.

Cách phân biệt bệnh viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc

Cụ thể bệnh viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc khác nhau ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da dị ứng có nguyên nhân thường là do sự đột biến về di truyền trong cấu trúc protein có tên gọi filaggrin. Đây chính là tác nhân khiến các mô liên kết của các tế bào da bị phá vỡ, tình trạng này làm cho nước trong cấu trúc da mất đi và dẫn đến da dễ dàng bị dị ứng bởi các yếu tố khách quan từ môi trường. Những tác nhân tác động trực tiếp dẫn đến viêm da dị ứng như: bụi, không khí, thời tiết, phấn hoa, hóa chất, thực phẩm… Bệnh viêm da dị ứng có thể nặng hơn sau khi chúng ta ăn một loại thực phẩm nào đó.

 

Bệnh viêm da tiếp xúc cũng có nguyên nhân tương tự như viêm da dị ứng. Khi da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên sẽ tạo nên phản ứng quá mẫn. Có đến 3.700 dị nguyên có khả năng tạo nên bệnh viêm da tiếp xúc cho người. Đặc biệt viêm da tiếp xúc sẽ thường xảy ra khi chúng ta bị phơi nhiễm với hóa chất độc hại, cao su, thuốc nhuộm, kim loại … và có tác động trực tiếp lên da. Điều này so với viêm da dị ứng sẽ khác đi.  Ngược lại với viêm da dị ứng, bệnh viêm da tiếp xúc thường ít có liên quan đến các loại thực phẩm.

Xem thêm: Hình ảnh các dạng viêm da tiếp xúc thường gặp

Thời gian để bệnh viêm da tiếp xúc hình thành bệnh lâu hơn là viêm da dị ứng, có nghĩa là cùng tiếp xúc với tác nhân dị ứng nhưng bệnh viêm da dị ứng có phản ứng bệnh phát ra nhanh hơn bệnh viêm da tiếp xúc.

Độ tuổi mắc bệnh

Bệnh viêm da dị ứng được chứng minh lâm sàng thông qua các nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra độ tuổi dễ mắc bệnh là dưới 5 tuổi.

Bệnh viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở người lớn là phổ biến nhất.

Vị trí biểu hiện bệnh

Viêm da dị ứng thường biểu hiện bệnh tại các vị trí cơ thể có nếp gấp như: khuỷu tay, sau đầu gối, sau tai, bẹn, mắt cá chân, cổ…

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, miễn là vị trí đó đã tiếp xúc với các dị nguyên, tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh viêm da dị ứng

Những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang mắc phải bệnh viêm da dị ứng:

– Da bị khô, cảm giác khô rát kéo dài, đặc biệt ở vùng da có tiếp xúc với các dị nguyên gây.

– Có biểu hiện da bị đỏ, sẩn lên, thậm chí là hình thành mụn nước.

– Xuất hiện vẩy tiết, da bị nhẵn và dày lên với lớp sừng.

– Da khô và bong da, kèm thêm biểu hiện bong các vẩy tiết, da bị rạn.

– Dị ứng nặng thì da sẽ rơi vào tình trạng bội nhiễm, viêm loét nặng, ngứa đau cực kì khó chịu và có thể lan ra các vị trí khác.

Bệnh viêm da tiếp xúc

Biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc:

– Da bị phát ban đỏ hoặc ửng hồng hoặc nổi phản ứng như da gà.

– Da khô.

– Xuất hiện mụn nước, không lan ra toàn thân mà tập trung chủ yếu ở khu vực da tiếp xúc với dị nguyên.

– Cảm giác đau nhức, ngứa, rất khó chịu và bệnh nhân thường không kìm được việc gãi làm cho các lớp biểu bì da bị tổn thương.

– Khi các mụn nước bị vỡ ra thì vùng da tiếp xúc sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Chẩn đoán bệnh

Bệnh viêm da dị ứng thường được chẩn đoán bằng việc thử nghiệm ngay trên da, soi da hoặc có thể xét nghiệm máu để kết luận bệnh. Các bác sĩ coi viêm da dị ứng là một dạng dị ứng phát ban.

Bệnh viêm da tiếp xúc sẽ được chẩn đoán nhiều dựa vào vị trí và quá trình tiếp xúc với các dị nguyên, các bác sĩ có thể tiến hành soi da. Đồng thời có thể xét nghiệm mẫn cảm của bệnh nhân với T – lymphocyte bằng biện pháp chuyên môn.

Như vậy, bệnh viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng chúng vẫn có những đặc điểm khác biệt. Dựa vào những đặc điểm khác biệt này mà chúng ta biết cách chăm sóc da khi bị bệnh đồng thời cung cấp thông tin chính xác cho các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

CÓ THỂ BẠN CẦN

Bình luận

Phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn