Nhận biết các loại viêm da ở trẻ em thường gặp

Rate this post

Là một trong những bệnh lý không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng các bệnh viêm da vẫn có thể khiến cho các bậc cha mẹ đau đầu tìm cách xử trí. Dưới đây là cách nhận biết các loại viêm da ở trẻ em thường gặp nhất để giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc da cho bé.

Nhận biết các loại viêm da ở trẻ em thường gặp

Hăm tã

Tình trạng hăm tã ở trẻ em là một trong các loại viêm da thường gặp nhất. Hăm tả là tình trạng vùng da trẻ em ở khu vực quấn tã bị viêm do yếm khí, kém vệ sinh, tiếp xúc nhiều với nước tiêu và phân khiến lớp bảo vệ da bị suy yếu, gây hăm tã. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của một số nấm men và vi khuẩn cũng gây ra hăm tã ở trẻ. Hăm tã ở trẻ em không khó điều trị nhưng cũng rất phiền toái cho trẻ và bố mẹ. Bạn có thể nhận biết nhanh hăm tã ở trẻ em qua các triệu chứng:

  • Đau và đỏ da vùng quấn tã.
  • Da ngứa ngáy khó chịu.
  • Đôi khi có dấu hiệu sốt âm ỉ, trẻ quấy khóc.

Xử lí và phòng tránh:

  • Vệ sinh sạch bằng nước ấm vùng da hăm tã, lau nhẹ bằng vải mềm.
  • Hạn chế sử dụng khăn ướt dùng 1 lần cho trẻ vì dễ kích ứng da do các loại hương liệu và cồn.
  • Dành thời gian cho trẻ thoáng mát trước khi mặc tã trở lại.
  • Dùng các loại kem chống hăm bôi nhẹ lên vùng da bị hăm trước khi sử dụng tã tiếp tục.
  • Hạn chế dùng tã với chất liệu nylon. Bố mẹ cũng lưu ý không siết tã quá chặt.
  • Nếu hăm tã có mụn nước, phồng giộp kèm theo sốt cần đến bác sĩ để điều trị.

Bệnh chàm

Bên cạnh hăm tã, chàm cũng là một bệnh viêm da phổ biến, tuy nhiên so với hăm tã, chàm thường dai dẳng và khó chữa hơn. Một số trường hợp bị chàm ở trẻ em vẫn có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Chàm có thể đến từ cơ địa của trẻ, tiền sử gia đình và một số yếu tố kích ứng da như thời tiết, lông vật nuôi, chế độ dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, chất liệu quần áo,… Bệnh chàm có thể nhận biết sớm qua các dấu hiệu:

  • Tấy đỏ ngoài da, mụn nước li ti trên da.
  • Mụn nước xuất hiện và lan rộng với các dịch trong. Đôi khi xuất hiện chi chít, dày đặc.
  • Khi mụn nước vỡ ra có thể chảy nước dịch kèm theo nguy cơ dẫn đến bội nhiễm trên da.
  • Một thời gian sau, mụn nước có thể quay lại kèm theo bong vảy da và dàu da.

Xử lí:

  • Bệnh chàm cần có hướng xử lí phù hợp để tránh tái đi tái lại và có nguy cơ trở thành chàm mạn tính. Đối với bệnh chàm, bố mẹ cần chăm sóc da cho trẻ thường xuyên, tránh để da khô đồng thời trao đổi với bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng, theo dõi phù hợp với tình trạng của bé.

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn là một trong số các bệnh ngoài da có thể tái phát ở trẻ em nếu như không được chăm sóc một cách hợp lí. Trẻ có thể mắc viêm da tiết bã trong độ tuổi trong những tháng đầu đời và bệnh thường biến mất vào khoảng 2 tuổi. Tuy nhiên viêm da tiết bã vẫn có thể quay lại, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Những dấu hiệu nhận biết chủ yếu của bệnh viêm da tiết bã gồm có:

  • Da thi thoảng ngứa ngáy, trẻ khó chịu và quấy khóc.
  • Một số vùng da trên cơ thể có các vảy lốm đốm, các vảy vàng. Tại các nếp gấp có xu hướng xuất hiện nhiều hơn cả.
  • Các vảy này có thể gây ra nhiễm trùng nếu gãi, cạy khỏi da.

» Tham khảo về bệnh viêm da tiết bã nhờn: Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Xử lí:

  • Viêm da tiết bã cần vệ sinh da sạch sẽ, tránh để trẻ gãi vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu viêm da tiết bã, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh việm khám và điều trị sớm cũng như được bác sĩ hướng dẫn dự phòng tái phát cho các mức độ viêm nhiễm cụ thể.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc ở trẻ thường xảy ra sau khi trẻ có tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây ra kích ứng da. Những tác nhân phổ biến gồm có: lông vật nuôi, hóa chất, các loài côn trùng có độc như kiến ba khoang, con giời leo, một số loại sâu bướm,… Nhận biết viêm da tiếp xúc với các dấu hiệu sau:

  • Da trẻ ngứa ngáy khó chịu và sưng tấy, thường là sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.
  • Da đỏ ửng, một số trường hợp sưng phù và có thể nổi mụn nước. Đôi khi có chảy dịch tiết và mưng mủ ngoài da.

Đối với viêm da tiếp xúc, bạn cần rửa sạch vết thương với nước sạch, mát, không để trẽ gãi. Những trường hợp viêm da tiếp xúc nặng có sưng phù, chảy dịch do kiến ba khoang, hóa chất,… nên đưa trẻ đến bệnh viện để xác định mức độ bệnh viêm da và có cách xử lí phù hợp.

» Tham khảo chi tiết: Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em và cách điều trị

Những cách nhận biết các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử trí cần thiết trong vấn đề chăm sóc da cho trẻ. Bạn cũng cần lưu ý chăm sóc da đúng cách cho trẻ hàng ngày để trẻ có làn da khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM NHIỀU

Bình luận

Nhận biết các loại viêm da ở trẻ em thường gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn