Một số mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm

Rate this post

Bệnh chàm là một trong số các bệnh ngoài da chúng ta thường mắc phải. Những biểu hiện của bệnh thường làm cho da bị sẩn đỏ, mụn nước, bong tróc da; đặc biệt bệnh thường tập trung nhiều ở da tay và chân làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết hôm nay chuyên trang benhviemdacodia.net sẽ giới thiệu cùng bạn đọc những mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm. Những thông tin này hết sức cơ bản nhưng không phải ai cũng biết. 

5 mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm

1/ Vệ sinh da tay chân đúng cách

Điều này càng quan trọng khi da bị chàm vì lúc này da đang bị tổn thương nên rất nhạy cảm. Việc vệ sinh da tay tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách. Chúng ta chỉ nên vệ sinh vào những thời điểm cần thiết, không nên rửa quá nhiều làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên, làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn những loại xà phòng, nước rửa tay… vì những sản phẩm này nếu chứa nhiều chất tẩy rửa sẽ làm cho da dễ bị kích ứng. Cách tốt nhất nên dùng những sản phẩm không chứa chất tạo bọt, tạo mùi…

vệ sinh da tay, chân thường xuyên khi bị chàm

2/ Thường xuyên sử dụng găng tay và mang tất (vớ)  phù hợp 

Găng tay giúp bạn tránh khỏi những tác nhân từ hóa chất, chất tẩy rửa đồng thời giúp bạn giữ ấm tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên đeo găng tay quá lâu dễ bị bí và ra nhiều mồ hôi, làm cho tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Việc mang tất (vớ) cũng hết sức quan trọng với bàn chân khi bị bệnh chàm. Cần chọn những loại tất (vớ) có chất liệu tốt, dễ thấm mồ hôi. Khi sử dụng vài ngày cần phải thay, những bụi bẩn trong tất (vớ) có thể tác động đến tổn thương do bệnh chàm gây ra.

3/ Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên

Khi bị chàm da bị mất đi độ ẩm nên thường bị bong tróc, ngứa ngáy khó chịu… Bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên cho da tay và da chân. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cần hết sức thận trọng vì da lúc này rất nhạy cảm. Cách tốt nhất bạn nên thử dùng ở một vùng da nhỏ nếu không có phản ứng gì mới dùng cho các phần da còn lại.

dưỡng ẩm thường xuyên cho da khi bị chàm

4/ Có chế độ ăn uống hợp lý

Đây là một trong những điểm rất quan trọng khi điều trị các bệnh ngoài da. Khi da bị bệnh chàm tức là lúc này da bị tổn thương nghiêm trọng. Những thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Theo các chuyên gia da  liễu, khi mắc bệnh chàm bạn nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả tươi trong bữa ăn, giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết. Những thực phẩm bạn nên dùng nhiều: bắp cải, súp lơ xanh, cà rốt…

ăn rau củ quả nhiều hơn khi bị chàm

Một số loại thực phẩm có thể làm da bị kích ứng, biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng mà bạn cần phải hạn chế sử dụng. Đó là: thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, rượu, bia và các chất kích thích…

Nếu đang bị chàm bạn cần phải uống nhiều nước, điều này không những giúp tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường độ ẩm cho da.

5/ Sử dụng các biện pháp dân gian hợp lý

Chúng ta có thể cải thiện được bệnh chàm bằng cách sử dụng các mẹo dân gian. Những cách làm này lấy nguyên liệu từ tự nhiên nên rất an toàn cho da. Bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:

** Dùng dầu dừa

Nguyên liệu này không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da. Thành phần của dầu dừa có chứa nhiều axit lauric, acid caprylic, nhiều vitamin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm đồng thời tạo độ ẩm giúp tái tạo da rất tốt.

dầu dừa tốt cho người bị chàm

  • Bạn chỉ cần vệ sinh da chân và tay thật sạch sẽ rồi bôi một ít dầu dừa lên vùng da bị chàm.
  • Để khô rồi đi ngủ, sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch.

Bằng những bước đơn giản bạn đã có thể chăm sóc da tay và chân của mình giúp cải thiện bệnh chàm đáng kể.

** Dùng muối

Đây là nguyên liệu hết sức quen thuộc mà bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh chàm da. Muối không những có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng mà có khả năng kháng viêm rất tốt.

dùng muối điều trị chàm

Bạn có thể dùng muối như một mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm bằng cacs buwocs như sau:

  • Cho một ít muối lên bếp rang khoảng 10 phút.
  • Chờ muối nguội rồi giã nhỏ rồi chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.

Với 2 cách làm này bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có hiệu quả. Những nguyên liệu này sẽ tác động làm cải thiện những tổn thương do bệnh chàm gây ra sau một thời gian sử dụng.

Chúng tôi vừa chia sẻ rất chi tiết cho bạn biết 5 mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có hướng điều trị bệnh tốt nhất để căn bệnh này không còn ám ảnh cuộc sống của chúng ta.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Bình luận

Một số mẹo giúp chăm sóc da tay, chân bị bệnh chàm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn