Lá đu đủ có độc không? Sự thật về tác dụng của lá đu đủ tươi

Rate this post

Chào bác sĩ! Gần đây, tôi có thấy trên các trang mạng xã hội đang truyền tin thật hư về tác dụng chữa bệnh “thần thánh” của lá đu đủ. Tôi không biết lá đu đủ có thật sự có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh hay không và bản chất lá đu đủ có độc hay không? Hiện tại, tôi có thấy cô hàng xóm đang nấu nước lá đu đủ cho con uống hàng ngày để trị bệnh ung thư. Tôi rất muốn biết thông tin này có  thật không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

(Hạ Thiên, Krông Bắc, Đắc Lắc)

Lá đu đủ có độc không ? Sự thật về tác dụng của lá đu đủ tươi

Chào bạn Hạ Thiên!

Hầu hết mọi người đều biết đến công dụng của quả đu đủ cung cấp hàm lượng vitamin cao và có tác dụng làm đẹp da nhưng ít ai biết đến tác dụng của lá đu đủ trong việc chữa trị một số bệnh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chữa một số bệnh thì uống nước lá đu đủ không chữa được bệnh nan y đại tháo đường hay ung thư như lời đồn đoán của mọi người. Nếu bệnh nhân sử dụng nước lá đu đủ trong khoảng thời gian dài và liều lượng dùng không đúng cách, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Như trong trường hợp của chị Trúc Linh (37 tuổi, Củ Chi) đã sử dụng nước lá đu đủ thay cho nước lọc uống hàng ngày. Sau khoảng 2 tháng sử dụng, chị Linh có xuất hiện các triệu chứng bụng chướng do bị đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, đi đại tiện phân lỏng và cơ thể bị suy nhược. Khi đến bệnh viện khám bác sĩ bảo chị nên dừng ngay việc sử dụng nước lá đu đủ lại, bởi vì các thành phần có trong lá đu đủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí có một số trường hợp bệnh nhân tử vong do bị sai lệch thông tin nên uống quá liều lượng cho phép.

Lá đu đủ có độc không

Theo ý kiến của bác sĩ Trần Văn Nam (Nguyên viện phó viện y học Dân tộc) cho biết:  lá đu đủ có chứa thành phần chính là chất papain, đây được coi là một loại enzyme làm mềm có khả năng phá hủy các protein giúp cơ thể tiêu hóa nguồn đạm trong dạ dày một cách dễ dàng. Đồng thời, enzyme này có khả năng trung hòa các độc tố, nâng cao khả năng miễn dịch ngăn chặn sự phát triển của khối u và chống lại dị ứng của thức ăn.

Cũng theo bác sĩ Nam cho biết, đối với một số bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày hay một số bệnh về đường tiêu hóa. Khi uống nước lá đu đủ có nguy cơ khiến bệnh chuyển biến trầm trọng hơn. Thành phần trong lá đu đủ có sức phá hủy nguồn đạm lớn nên dễ gây kích ứng hoặc gây xuất hiện dạ dày ở những người mắc bệnh này. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tim cũng không nên sử dụng nước lá đu đủ để uống, vì chất carpain có trong lá đu đủ như một chất digitalin có tác dụng làm mạnh tim khiến tim đập nhanh, gây ra các triệu chứng hồi hộp do rối loạn nhịp tim và một số căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến tim.

Tác dụng chữa bệnh của lá đu đủ

Đu đủ là một loại cây ăn quả còn có tên khoa học là Carica Papaya. Đây là loại cây thuộc thân thảo to, cao từ 3 – 10 m, cây ít có nhánh. Lá cây đu đủ to có hình dạng giống như chân vịt, thường có 7 khía với đường kính 50 – 70 cm. Cây đu đủ có hoa màu trắng, quả có dạng tròn hoặc dài. Khi chín quả đu đủ có màu vàng hoặc đỏ, quả sống có màu xanh và bên trong ruột có chứa nhiều hạt.

Theo dân gian lá đu đủ có vị cay đắng, tính mát chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, D, E,C và giàu hàm lượng canxi rất tốt cho sức khỏe. Các thành phần trong lá đu đủ có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, uống nước lá đu đủ giúp chữa một số bệnh liên quan dưới đây.

Sau đây là  một số tác dụng của lá đu đủ tươi bạn có thể tham khảo

1/ Nâng cao hệ miễn dịch

Lá đu đủ có chứa chất papain có khả năng trung hòa độc tố giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh hay cảm cúm thông thường. Đồng thời, lá đu đủ tươi còn có tác dụng tái tạo các tiểu cầu và các mạch máu trắng. Chính vì vậy, uống nước ép lá đu đủ hàng ngày với liều lượng nhất định giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Uống nước ép lá đu đủ giúp nâng cao hệ miễn dịch

2/ Ngăn chặn sốt xuất huyết

Uống nước ép lá đu đủ có tác dụng giúp ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả, mà không gây bất kì tác dụng phụ nào. Đồng thời, các enzyme chứa trong lá đu đủ có tác dụng giúp cải thiện yếu tố đông máu, làm tăng lượng tiểu cầu, giúp hạn chế tổn thương gan do vi rút genue gây nên.

3/ Làm đẹp da

Lá đu đủ tươi có chứa chất vitamin E và chất Flavonoids. Đây là các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da và hạn chế hình thành gốc tự do giúp da sáng mịn và hồng hào. Ngoài ra, uống nước ép lá đu đủ tươi còn chứa chất kháng viêm và diệt khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát một cách hiệu quả.

Uống nước ép lá đu đủ làm đẹp da

4/ Chữa các bệnh ngoài da

Các thành phần tự nhiên trong lá đu đủ tươi có tác dụng diệt khuẩn, trung hòa độc tố, giúp làm lành vết thương trên da. Chính vì vậy, sử dụng nước ép lá đu đủ có tác dụng làm lành vết thương và điều trị một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, chàm, viêm da dị ứng… khá an toàn và hiệu quả.

5/ Lá đu đủ giúp cải thiện tâm trạng

Lá đu đủ có chứa lượng lớn vitamin B có tác dụng hỗ trợ thần kinh, giảm tình trạng mệt mỏi giúp người bệnh vui vẻ và phấn chấn hơn. Uống nước ép lá đu đủ tươi hàng ngày giúp tâm trạng thoải mái.

6/ Ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn

Theo nghiên cứu của chuyên gia, bản thân lá đu đủ tươi có chứa 50 thành phần chức năng có tác dụng làm ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, các hình thức phát triển khác của các tế bào ung thư, nấm và ký sinh trùng.

Ngoài những tác dụng chữa một số bệnh trên, uống nước ép lá đu đủ tươi còn có công dụng giảm đau cho các bạn nữ trong những ngày đau bụng kinh. Uống nước lá đu đủ mỗi ngày rất tốt cho những người bị thiếu máu, vì lá đu đủ có tác dụng làm tăng lượng tiểu cầu tự nhiên và làm sạch máu. Đồng thời, uống nước ép lá đu đủ tươi còn giúp điều trị chứng khó tiêu do vi rút dạ dày gây nên. Đặc biệt, trong lá đu đủ có chứa thành phần acetogenin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Cách làm nước ép lá đu đủ

Bạn sử dụng một vài lá đu đủ tươi và đem rửa sạch. Thái nhỏ lá đu đủ ra rồi đem xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước cốt chia đều uống hai lần trong ngày.

Làm nước ép lá đu đủ tươi

Lưu ý:

  • Không nên xay lá đu đủ chung với nước.
  • Không nên uống nước ép lá đu đủ vượt quá 8 – 10ml trong ngày tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Nước ép lá đu đủ có vị đắng, vì thế có thể bổ sung thêm ít đường vào cho dễ uống.
  • Người bệnh không nên uống nước sau khi uống nước ép lá đu đủ, có thể làm giảm công dụng của nước ép lá đu đủ.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc. Lá đu đủ có chứa một số dưỡng chất có công dụng rất tốt trong việc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, thành phần chứa trong lá đu đủ cũng gây một số tác hại đối với sức khỏe. Chính vì vậy, khi sử dụng nước ép lá đu đủ để điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, để giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm :

Bình luận

Lá đu đủ có độc không? Sự thật về tác dụng của lá đu đủ tươi

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn