Kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt

Rate this post

Ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động, thẩm mỹ,… là những vấn đề thường gặp của bệnh tổ đỉa. Chữa bệnh tổ đĩa bằng muối hạt là một trong những kinh nghiệm dân gian khá phổ biến. Đây là kinh nghiệm dân gian hữu ích mà bạn có thể tham khảo khi cần thiết.

 kinh-nghiem-chua-benh-dia-bang-muoi-hat-1

Sơ lược về bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa (Dysidrose) là một bệnh ngoài da khá phổ biến. Đây là một thể bệnh đặc biệt của bệnh chàm trên da. Bệnh tổ đỉa thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón tay, ngón chân. Độ tuổi từ 20 đến 40 là nhóm tuổi thường mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh tổ đỉa không có sự chênh lệch nhiều giữa nam giới và nữ giới.

Nguyên nhân thường gặp của bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân của các bệnh ngoài da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng rất nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Phổ biến nhất là một số yếu tố liên quan như dị ứng như:

  • Kích ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong công nghiệp: sơn, dung môi, nhựa thông, nhựa đường, xăng dầu, xà phòng, xi măng,…
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn khi da tay, da chân tiếp xúc với các loại bùn đất, nước bẩn. Liên cầu trùng cũng là một loại vi khuẩn nhiễm phổ biến ở bệnh nhân mắc thể tổ đỉa nung mủ
  • Người nhiễm vi nấm ở kẽ chân, kẽ tay.
  • Tổ đỉa do thay đổi thời tiết theo mùa. Đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng của ánh sáng và tình trạng nóng ẩm khi chuyển mùa tại nước ta.

>> Xem chi tiết : Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

kinh-nghiem-chua-benh-dia-bang-muoi-hat-2

Những triệu chứng điển hình của bệnh

Những triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình nhất gồm có:

  • Tình trạng mụn nước nhỏ nằm sâu dưới da, tạo thành từng chùm gồ ghề. Kích thước mụn nước khá nhỏ, khoảng 1 mm. Cũng có trường hợp nhiều mụn nước trên da kết hợp thành các mụn nước lớn.
  • Thông thường mụn nước sẽ xuất hiện tại lòng bàn tay, bàn chân, rìa các ngón tay, ngón chân,… hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Khi mụn nước xuất hiện, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa, rát khó chịu trên vùng da nổi mụn nước. Bệnh tổ đỉa thường ít khi mụn nước tự vỡ. Thông thường mụn sẽ xẹp đi. Trên da bệnh nhân sẽ còn các mảng dày sừng. Những màng sừng này thường có màu vàng đục, tồn tại một thời gian trên da bệnh nhân rồi tróc khỏi da.

>> Đọc thêm : Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt

kinh-nghiem-chua-benh-dia-bang-muoi-hat-3

Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt là phương pháp khá đơn giản. Tác dụng chính của muối khi tiếp xúc với vùng da mắc tổ đỉa là khử trùng, kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Vùng da dày sừng tiếp xúc với muối hột có thể làm mềm da. Muối cũng giúp hạn chế tổ đỉa lan rộng sang những vùng da khác.

Mẹo dân gian này có cách thực hiện khá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị một ít muối hạt. Đem số muối này rang lên khoảng 5 – 10 phút cho muối nóng đều. Bạn để cho muối nguội bớt, còn hơi ấm ấm thì chà nhẹ lên vùng da bị tổ đỉa. Khi muối hết nóng thì ngừng và rửa sạch với nước.

Lời kết

Tổ đỉa là căn bệnh khá dai dẳng và gây nhiều khó chịu. Dùng muối hạt là một trong những phương pháp dân gian đơn giản để đẩy lùi căn bệnh này. Đối với những trường hợp bệnh mạn tính, tái đi tái lại, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có các biện pháp kiểm soát bệnh và hạn chế tái phát. Chúc bạn sớm điều trị khỏi bệnh.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn