Chữa bệnh chàm bằng Đông Y – Ưu và nhược điểm

Rate this post

Điều trị chàm có thể được áp dụng bằng các phương pháp Tây Y và phương pháp Đông Y. Với bất cứ phương pháp điều trị nào, việc nắm rõ những ưu – nhược điểm của phương pháp đều quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh chàm theo phương pháp Đông Y cũng như những ưu và nhược điểm của phương pháp này để bạn đọc tham khảo.

Chữa bệnh chàm bằng Đông Y - Ưu và nhược điểm-1

Nguyên lí điều trị bệnh chàm theo Đông Y

Chàm da là bệnh lí gây ra bởi 3 yếu tố chính bao gồm:

  1. Dị nguyên (các yếu tố từ môi trường, sinh hoạt, ăn uống gây kích ứng da).
  2. Cơ địa của người bệnh.
  3. Sức đề kháng của bệnh nhân.

Do đó, điều trị bệnh chàm theo Đông Y cần tuân thủ nguyên lí tránh tác nhân kích ứng da, cải thiện sức đề kháng, thể trạng của bệnh nhân và hỗ trợ giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn ngoài da. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc da phù hợp để sớm cải thiện tình trạng bệnh.

3 bài thuốc điều trị bệnh chàm phổ biến trong Đông Y

1.Bài thuốc uống 1:

☘ Chuẩn bị:

  • Thổ phục linh. Liều lượng 20g.
  • Kinh giới. Liều lượng 16g.
  • Xương bồ. Liều lượng 16g.
  • Sâm đại hành. Liều lượng 16g.
  • Nam hoàng bá. Liều lượng 16g.
  • Cành châu. Liều lượng 16g.
  • Ngân hoa. Liều lượng 16g.
  • Hoàng kỳ. Liều lượng 12g.
  • Phòng phong. Liều lượng 12g.
  • Liên kiều. Liều lượng 12g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu.
  • Sắc nước uống theo chỉ định của thầy thuốc. Thông thường mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 – 3 lần dùng.
  • Liệu trình điều tri liên tục đến khi vết chàm hết ngứa và khô thì ngừng.

Công dụng:

  • Giúp vết chàm giảm thương tổn.
  • Ngăn ngừa chàm lan rộng trên da.
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy ngoài da do bệnh chàm.
  • Giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể và bảo vệ da.

Chữa bệnh chàm bằng Đông Y - Ưu và nhược điểm-2

Một số cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam bạn có thể tham khảo: Cách chữa bệnh chàm bằng bài thuốc Nam

2.Bài thuốc uống 2

☘ Chuẩn bị:

  • Cúc hoa. Liều lượng 10g.
  • Cam thảo. Liều lượng 12g.
  • Hạ liên châu. Liều lượng 12g.
  • Củ đợi. Liều lượng 12g.
  • Xa tiền. Liều lượng 12g.
  • Bạch chỉ nam. Liều lượng 16g.
  • Thương nhĩ. Liều lượng 16g.
  • Hương nhu trắng. Liều lượng 16g.
  • Hạ khô thảo. Liều lượng 16g.
  • Bồ công anh. Liều lượng 20g.
  • Sài đất. Liều lượng 20g.
  • Thổ phục linh. Liều lượng 20g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu.
  • Sắc uống theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Thông thường một liệu trình mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần uống.

Công dụng:

  • Giúp tiêu độc, kháng viêm, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.
  • Cải thiện các dạng chàm khô và chàm da.

3.Bài thuốc ngâm rửa ngoài da

☘ Chuẩn bị:

  • Lá hương nhu. Liều lượng 12g.
  • Lá mít. Liều lượng 15g.
  • Lá vông. Liều lượng 20g.
  • Lá đinh lăng. Liều lượng 22g.
  • Lá hoè. Liều lượng 30g.
  • Cây kinh giới. Liều lượng 30g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc.
  • Cho vào ấm nấu sôi, để cho hơi nguội là có thể dùng được.
  • Rửa vùng da tổn thương với nước thuốc sắc ngày 2 lần vào sáng và tối.
  • Áp dụng từng đợt 5 – 7 ngày/đợt đến khi vết chàm không còn tái phát.

Công dụng:

  • Hỗ trợ sát khuẩn ngoài da.
  • Làm sạch da.
  • Cải thiện tình trạng ngứa và thương tổn do bệnh chàm.

Chữa bệnh chàm bằng Đông Y - Ưu và nhược điểm-3

Thắc mắc thường gặp về bệnh chàm: Bác sĩ nào chữa bệnh chàm giỏi ở TPHCM?

Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh chàm bằng Đông Y

1.Ưu điểm: 

  • Chàm điều trị bằng phương pháp Đông Y có ưu điểm nổi bật là ít tác dụng phụ, lành tính do các nguyên liệu đều đến từ thiên nhiên.
  • Sử dụng phương pháp Đông Y điều trị bệnh chàm có độ an toàn cao hơn so với một số loại thuốc Tây.

2.Nhược điểm:

  • So với thuốc Tây, các loại thuốc Đông Y có tác dụng tương đối lâu, quá trình hồi phục từ từ không can thiệp cắt triệu chứng nhanh như thuốc Tây Y.
  • Mỗi đợt điều trị kéo dài 1 – 3 tháng tùy theo cơ địa bệnh nhân. Khi dùng bệnh nhân nên kiên trì, ngưng sử dụng giữa chừng có thể làm ảnh hưởng đến điều trị, khiến tiến độ điều trị lâu hơn, bệnh dai dẳng, kéo dài.

Với những ưu, nhược điểm nêu trên và một số bài thuốc tham khảo, hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong điều trị bệnh chàm theo phương pháp Đông Y. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh và có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Chữa bệnh chàm bằng Đông Y – Ưu và nhược điểm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn