Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát

Rate this post

Tổ đỉa là bệnh ngoài da dai dẳng và kéo dài. Bệnh gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt và khiến bệnh nhân khó chịu. Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa cũng như khiến bệnh tái phát rất đa dạng. Cẩn trọng phòng ngừa các yếu tố gây bệnh và ngăn ngừa tái phát bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn trong phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát.
chia-se-cach-phong-ngua-benh-dia-tai-phat-1

Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh ngoài da khá dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tổ đỉa được xếp vào loại bệnh viêm da dạng chàm mạn tính. Những nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên bệnh có liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm nấm, các hóa chất gây dị ứng trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Bên cạnh đó cơ địa của bệnh nhân cũng có quyết định đến khả năng mắc bệnh.

>> Tìm hiểu thêm : Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa là tình trạng nổi mụn nước. Khác với một số bệnh ngoài da, mụn nước do bệnh tổ đỉa thường nằm sâu dưới lớp da, kích thước từ 1 -2 mm. Các mụn nước này thường hiếm khi tự vỡ. Khi xuất hiện mụn nước, bệnh nhân rất ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da của bệnh nhân tổ đỉa thường nổi gồ ghề lên do mụn nước phía dưới. Mụn nước có thể rải rác hoặc tập trung thành chùm. Khi chạm vào có cảm giác chắc. Các mụn nước sẽ xẹp dần, ngã màu vàng. Khi bong ra sẽ để lộ nền da hồng có viền vảy xung quanh.

Bên cạnh đó, trên bàn tay, bàn chân, mặt bên các ngón cũng xuất hiện các tổn thương. Tuy nhiên những tổn thương này sẽ không vượt qua cổ tay, cổ chân. Bệnh kéo dài khoảng 2 -4 tuần sau đó tróc vảy. Sau đó có thể lành hoặc tái phát. Những dấu hiệu này cũng là một tiêu chí quan trọng để xác định và đánh giá chính xác bệnh.

chia-se-cach-phong-ngua-benh-dia-tai-phat-2

Điều trị tổ đỉa

Đối với bệnh tổ đỉa, điều trị sớm và theo dõi thường xuyên có vai trò quan trọng giúp điều trị thành công và kiểm soát bệnh hiệu quả. Bạn cần thăm khám sớm và điều trị tích cực để bệnh mau lành và hạn chế tái phát. Những phương pháp điều trị tổ đỉa thường dùng là:

  • Thuốc tím pha loãng dùng ngâm rửa.
  • Thuốc BSI 1 – 3% được chỉ định trong điều trị mụn nước đơn thuần.
  • Một số thuốc chống nhiễm khuẩn như milian, eosine.
  • Tia tử ngoại tại chỗ.

Phòng tránh mắc và tái phát bệnh tổ đỉa

Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân được cho là tác nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Do đó, phòng tránh tích cực bằng cách hạn chế tác động của các tác nhân này được cho là biện pháp tối ưu để bảo vệ da cũng như tránh mắc, tái phát bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề:

  • Thăm khám ngay khi mới mắc bệnh để được hướng dẫn điều trị, chăm sóc và kiểm soát tránh tái phát bệnh.
  • Tránh gãi, cào, chọc, lễ, bóc vảy, làm xây xát vùng da nổi mụn nước. Bạn có thể tham khảo bác sĩ để có hướng dẫn giảm ngứa phù hợp.
  • Không dùng các chế phẩm, thuốc chưa có chỉ định, nhất là các thuốc có kháng sinh.
  • Vệ sinh thân thể thường xuyên để làm sạch vùng da mắc bệnh cũng như ngăn ngừa viêm nhiễm, bội nhiễm trên da hay lây lan nặng hơn.
  • Giữ da thoáng mát, không ngâm tay quá nhiều gây ẩm lớp sừng và khiến nấm dễ có môi trường phát triển.
  • Cắt ngắn móng tay và giữa khô sạch da và lòng bàn tay, bàn chân.
  • Khi làm việc, tiếp xúc với các loại hóa chất cần có biện pháp bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp. Có thể dùng găng tay, ủng, khẩu trang để bảo vệ.
  • Kiêng các món ăn dễ kích ứng da gây ngứa như hải sản, thịt gà, một số món ăn lên men.
  • Bổ sung vitamin B bằng đường uống hoặc các thực phẩm giàu vitamin B.

>> Xem thêm bài : Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

chia-se-cach-phong-ngua-benh-dia-tai-phat-4

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa cũng như những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tổ đỉa tái phát. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong điều trị căn bệnh ngoài da dai dẳng này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn