Chia sẻ cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân

Rate this post

Bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân là bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này rất dai dẳng và khó điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây cản trở tâm lý cho bệnh nhân. Biết được nỗi đau do bệnh gây ra, chúng tôi xin chia sẻ các cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân hiệu quả nhất

Tổ đỉa ở lòng bàn chân là một trong những biểu hiện của bệnh tổ đỉa còn có tên gọi khác là Dysidore. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở ở những lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi và không có sự phân biệt giới tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do người bệnh tiếp xúc với nấm môi trường, hóa chất độc hại, dị ứng chất tẩy rửa,… Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu, 50 % người mắc bệnh tổ đỉa là do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Thông thường, căn bệnh này chỉ tồn tại chủ yếu trong lòng bàn tay, bàn chân và không vượt ra khỏi phạm vi này. Tuy nhiên, tổ đỉa ở lòng bàn chân là một bên dai dẳng, nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ rất khó điều trị và khả năng tái phát trở lại rất cao.

Một số cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân nhanh chóng và khá hiệu quả

1/ Chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân bằng thuốc Tây

Thông thường, khi mắc bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê toa sử dụng thuốc Tây y để hỗ trợ điều trị bệnh. Hiện nay, thuốc dùng chữa trị bệnh này có hai dạng đó là dạng bôi ngoài da và dạng viên dùng theo đường uống.

Một số loại thuốc dành cho người mắc bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân, bác sĩ khuyên dùng:

# Thuốc điều trị bôi ngoài da:

Bôi thuốc trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân

  • Bệnh nhân có thể dùng dung dịch xanh metylen hoặc jarish bôi lên vùng da bị tổ đỉa ở lòng bàn chân, giúp vùng da bị tổn thương mau chóng khô lại, giảm tình trạng đau nhức cho người bệnh.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ như flucinar, eumovate, dermovate,… để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.
  •  Ngoài ra, một trong những cách chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân hiệu quả nhất là ngâm, rửa chân trong dung dịch thuốc tím pha loãng. Sau khi ngâm chân xong nên lau khô bằng khăn và bôi thuốc BSI 1 – 3% đối với trường hợp mụn đơn thuần. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nên bôi thuốc Eosine, Milian.

# Thuốc uống:

  •  Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng giúp điều trị bệnh từ bên trong, giảm hiện tượng ngứa, tiêu viêm, hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Sử dụng thuốc uống để điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân

  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống ngứa, dị ứng thông thường như chlopheniramine, loratadine, cetirizine hoặc dùng một số loại kháng sinh nhiễm nấm nếu bệnh do nấm gây ra.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh làm bệnh nặng thêm.

2/ Chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân bằng các mẹo dân gian

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết dùng một số loại nguyên liệu tự nhiên để điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân vô cùng hiệu quả và an toàn với làn da người bệnh.

# Cây dọc mùng trắng

Cây dọc mùng trắng ngoài dùng làm thực phẩm còn là nguyên hỗ trợ chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân hiệu quả. Các thành phần chứa trong loại cây này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm triệu chứng ngứa da ở người bệnh một cách nhanh chóng.

Cây dọc mùng trắng điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn sử dụng phần thân tiếp giáp với phần củ của cây dọc mùng rồi rửa sạch.
  • Tiếp đến, các bạn đem cây đã rửa đi giã nát và nấu chung với 1 lít nước lọc.
  • Sau khi nước sôi, chờ cho nước nguội bớt hoặc bạn cũng có thể đem pha cho ấm và dùng rửa vùng da bị bệnh dưới lòng bàn chân.
  • Thường xuyên làm theo cách này đều đặn hàng ngày, bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân của bạn sẽ mau chóng khỏi.

# Lá trầu không

Lá trầu không có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Vì thế, sử dụng lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh, làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn cản không cho bệnh tổ đỉa lan rộng, rất thích hợp cho việc chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân. Đây là cách điều trị bệnh khá đơn giản, dễ thực hiện với nguyên liệu dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí.

Sử dụng lá trầu không giúp điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân một cách nhanh chóng

Cách thực hiện như sau:

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 30g lá trầu không.
  • Sau đó đem đun sôi chung với 200ml nước lọc và một ít muối biển.
  • Chờ nước nguội hoặc các bạn có thể pha cho nước ấm, dùng rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân.
  • Áp dụng cách này 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa do bệnh gây ra.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể giã nhuyễn lá trầu không cùng với muối chà xát lên vùng bệnh ở lòng bàn chân, tác dụng điều trị bệnh cũng mang lại hiệu quả tốt. Đồng thời, các bạn cũng có thể sử dụng lá trầu không đem giã nát kết hợp đun sôi với lá rau răm theo tỉ lệ 1: 1, dùng để rửa vết thương cũng giúp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa viêm nhiễm.

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y và mẹo trị bệnh từ dân gian, người mắc phải bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nhanh chóng, giảm tình trạng tái phát của bệnh. Tuy nhiên, thuốc Đông y có tác dụng hơi chậm nhưng thuốc được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên lành tính và khá an toàn. Vì vậy, người bệnh khi muốn chữa trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân cần áp dụng kiên trì.

Thuốc Đông y cũng là giải pháp giúp điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân an toàn và hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần có chế độ  ăn uống và nghỉ hợp hợp lý, giữ tâm trạng thật thoải mái. Đồng thời, cần vệ sinh chăm sóc da sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Với những chia sẻ cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân mà chúng tôi nêu trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, nếu thấy bản thân có dấu hiệu mắc phải bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân, tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện da liễu để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp, giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Chia sẻ cách chữa bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn