Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng

Rate this post

Bạn đã từng nghe đến nhiều bệnh viêm da do nhiều yếu tố tác động gây ra. Tuy nhiên viêm da tiếp xúc do ánh nắng là một bệnh lý ít gặp mà không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn về cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng cũng như một số lưu ý cho bạn về căn bệnh này.
chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-da-tiep-xuc-anh-nang-4

Viêm da tiếp xúc do ánh nắng là gì?

Viêm da tiếp xúc do ánh nắng là phản ứng viêm da có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính khi bệnh nhân nhạy cảm với các nguồn cấp ánh sáng (phổ biến nhất là ánh nắng mặt trời).

Da bệnh nhân có xu hướng dễ bị cháy nắng hơn so với bình thường. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng dị ứng ánh sáng, gặp phải các tổn thương như sẩn hay mụn nước khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng.

Một số nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do ánh nắng

  • Yếu tố bẩm sinh. Da bệnh nhân nhạy cảm với các nguồn cung cấp ánh sáng, bao gồm ánh nắng tự nhiên.
  • Bệnh nhân mắc phải các rối loạn chuyển hóa như phenylketon niệu, khô da sắc tố cùng với một số rối loạn khác trên da.
  • Một số tác nhân gián tiếp gây viêm da tiếp xúc với ánh nắng khi bệnh nhân sử dụng nước hoa, các hóa mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da. Những tác nhân này thường khiến cho da dễ bị cháy nắng hơn so với tình trạng bình thường.

chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-da-tiep-xuc-anh-nang-1

Những triệu chứng và dấu hiệu

  • Da có cảm giác nóng rát, đau, cháy nắng.
  • Một số trường hợp có dấu hiệu đỏ da, da sưng phù. Đôi khi có mụn nước và tiết dịch ở vùng da tiếp xúc với nguồn sáng.
  • Da đổi sắc tố. Thường có xu hướng sậm màu rõ rệt.
  • Bong tróc vảy tại vị trí tiếp xúc với ánh nắng.
  • Một số trường hợp hiếm có dấu hiệu khó chịu, kiệt sức, các triệu chứng đường ruột. Những trường hợp này rất ít khi xảy ra và không phổ biến.

chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-da-tiep-xuc-anh-nang-2

Biến chứng của viêm da tiếp xúc do ánh nắng

Thông thường, viêm da tiếp xúc do ánh nắng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Những phản ứng do tiếp xúc với ánh nắng thường lành tính và có thể tự lành.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự tích lũy và tác động chậm của bệnh trên da có thể gây phản ứng mạn tính với ánh nắng, bệnh dày sừng cũng như tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh nhân cho thấy có rối loạn chuyển hóa porphyrin ở da.
  • Tổn thương bong nước, sẹo, nang với kích thước đường kính từ 1 – 2 mm.
  • Có phản ứng khi test độ nhạy cảm ánh sáng bằng các bước sóng dài và bước sóng trung bình.

Chẩn đoán phân biệt

chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-da-tiep-xuc-anh-nang-3

Với các trường hợp có tiền sử dùng thuốc bôi ngoài da cần thực hiện nhiều chẩn đoán phân biệt để xác định nguyên nhân viêm da tiếp xúc có đến từ nguồn sáng hay không.

Các trường hợp da rám nắng có thể kiểm tra lại bằng sinh thiết và test ánh sáng để xác định chính xác nguyên nhân có đến từ ánh sáng hay một tác nhân khác.

Chẩn đoán phân biệt cũng giúp tránh nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc do ánh nắng với các bệnh lý tự miễn trên da và các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa porphyrin, protoporphria,…

Chẩn đoán phân biệt có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến thành công của quá trình điều trị bởi có nhiều bệnh lý trên da gây ra các triệu chứng tương tự nhau. Kết quả chẩn đoán chính xác giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi hơn. Những lần tái khám về sau cũng tránh được những nhầm lẫn.

Điều trị viêm da tiếp xúc do ánh nắng

Viêm da tiếp xúc do ánh nắng có thể điều trị bằng các phương pháp:

  • Điều trị đặc hiệu bằng các thuốc chống dị ứng ánh nắng như hydrochlorothirazid,…
  • Điều trị tại chỗ bằng nước muối sinh lý, bicarbonat, dung dịch bột, hộ nước,…
  • Dùng kem chống nắng để tránh các tác động của ánh nắng. Kết hợp thuốc bôi có corticoid mạnh và trung bình. Điều này giúp hạn chế phản ứng nhiễm độc do ánh nắng. Tuy nhiên cần theo dõi sát sao trong 2 tuần điều trị. Điều này giúp tránh những tác dụng không mong muốn của các loại thuốc.
  • Bệnh nhân đau, sốt do bỏng nắng cấp có thể dùng các kháng sinh như aspirin.
  • Một số phương pháp khác cũng có thể áp dụng như liệu pháp PUVA, tiêm triamcinolon acetonid.
  • Dùng các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin tham khảo liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng. Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh cũng như các biện pháp can thiệp phù hợp với tình trạng bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn