Cách phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Rate this post

Lang ben và bạch biến là 2 bệnh lý khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn do những biểu hiện trên da tương đối giống nhau. Phân biệt chính xác biểu hiện bệnh để có cách xử trí phù hợp là rất cần thiết. Dưới đây là cách phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến mà bạn nên tham khảo để áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến
Phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Cách phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Lang ben là một loại bệnh ngoài da xảy ra do vi nấm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nấm men Malassezia furfur nhiễm trên da. Vi nấm gây ra các đốm nhỏ mầu trắng hồng, hoặc xám thâm trên da của người bệnh. Vùng da này thường có màu sáng hơn những vùng da lành tính.

Bạch biến là bệnh da mất sắc tố da. Bệnh xảy ra do hiện tượng giảm hoặc mất tế bào melanocyte tại chỗ. Đây là một loại bệnh tự miễn, thường có liên quan đến yếu tố thần kinh, nội tiết,…

Biểu hiện của bệnh lang ben

  • Bệnh lang ben thường có vảy mịn tại vùng da bị nhiễm. Vảy mịn này do vi nấm gây ra.
  • Khi bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, khu vực bị lang ben thường kèm theo ngứa ngáy và khó chịu.
  • Vùng da tổn thương do lang ben thường xuất phát từ vài đốm nấm nhỏ có màu sáng. Kích thước đốm nấm lớn dần và lan ra thành một vùng da sáng màu.

cach-phan-biet-benh-lang-ben-va-benh-bach-bien-3

Biểu hiện của bệnh bạch biến

  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch biến thường không có vảy trên vùng da bị tổn thương.
  • Người mắc bệnh bạch biến thường không có cảm giác ngứa.
  • Kích thước vùng da sáng màu khi bị bạch biến không lan ra. Sắc tố da cũng biến mất rất nhanh.

Cách xử lí khi bị lang ben

Đối với bệnh lang ben, mục đích chính trong điều trị bệnh là tiêu diệt vi nấm. Thuốc điều trị lang ben chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống. Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Lưu ý: Bệnh lang ben rất dễ tái phát nếu vi nấm vẫn còn trên da. Do đó không được tự ý dừng điều trị.

Cách xử lí khi bị bạch biến

Đối với bệnh bạch biến, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp:

  • Thuốc bôi ngoài da.
  • Liệu pháp ánh sáng PUVA chiếu ngoài da.
  • Kết hợp sử dụng kem chống nắng và thuốc che màu da để cải thiện tình trạng thẩm mỹ.

cach-phan-biet-benh-lang-ben-va-benh-bach-bien-2

Thông tin tham khảo

Trên đây là một số dấu hiệu đơn giản nhất để bạn phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến. Từ đó có những cách xử lý phù hợp với từng trường hợp bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Cách phân biệt bệnh lang ben và bệnh bạch biến

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn