Cách chữa bệnh hắc lào ở háng nhanh khỏi

Rate this post

Vào những ngày thời tiết giao mùa, các bệnh ngoài da sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh. Trong đó, hắc lào là một trong những bệnh lý đặc biệt khó chịu. Nếu không may xảy ra ở những vùng da như háng bẹn, bệnh sẽ không chỉ gây khó chịu ngoài da mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của bệnh nhân. Làm thế nào để chữa bệnh hắc lào ở háng nhanh chóng? Với một số thông tin tham khảo dưới đây, bạn có thể tạm biệt tình trạng khó chịu này.

Cách chữa bệnh hắc lào ở háng

Thông tin cần biết về bệnh hắc lào

Hắc lào hay lác là một trong những loại bệnh ngoài da do vi nấm gây ra. Có 3 loại vi nấm thường gây ra bệnh hắc lào, đó là:

  • – Trichophyton.
  • – Epidermophyton.
  • – Microsporum.

Bệnh hắc lào do nấm thường xảy ra tại nhiều vùng da trên cơ thể, trong đó các vùng da có nhiều nếp gấp thường dễ xảy ra bệnh hắc lào hơn vì dễ tạo điều kiện cho vi nấm có điều kiện sinh sôi và phát triển. Độ ẩm ở những khu vực này cũng thường cao hơn so với các khu vực khác trên cơ thể.

Các triệu chứng bệnh hắc lào

Người bệnh hắc lào thường gặp phải các triệu chứng như các vết màu hơi đỏ, xuất hiện các mụn nước có viền bờ. Những mụn nước này cũng sẽ dần lan rộng hơn trên da. Các dấu hiệu này sẽ khiến cho bệnh nhân mặc cảm, ngại ngùng nếu như bệnh không được chữa dứt điểm.

Một trong những đặc điểm khó chịu khác của bệnh hắc lào là nguy cơ lây nhiễm rộng sang các vùng da khác cũng như lây từ người này sang người khác. Do đó điều trị sớm và tích cực phòng ngừa lây nhiễm là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Chữa hắc lào như thế nào cho đúng cách?

Đối với điều trị bệnh hắc lào, cần chú ý xem xét trong gia đình đã có những ai bị lây bệnh hắc lào hay không thì cần điều trị tập thể để tránh bệnh lây lan rộng trong cả gia đình. Quá trình điều trị bệnh hắc lào thường từ 2 – 4 tuần.

Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da

Sử dụng các thuốc bôi ngoài da có tác dụng chính là làm dịu và làm sạch thương tổn trên da, diệt khuẩn, nấm và giúp cải thiện tình trạng bệnh hắc lào. Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị gồm có:

Nhóm thuốc bôi ngoài da

  • Cồn xoa iod 1 – 2%.
  • Nhóm thuốc BSI.
  • Thuốc bôi ngoài ASA.
  • Nhóm thuốc Antimycose.
  • Các loại thuốc chứa gốc Azole có chứa chất Terbinafine.

Nhóm thuốc uống giúp cải thiện tình trạng da

  • Thuốc Griseofulvin.
  • Nhóm thuốc Itraconazole.
  • Nhóm thuốc Fluconazole.
  • Các nhóm thuốc Terbinafine.

Trong quá trình điều trị cần lưu ý một số vấn đề như luôn vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng, không để da ẩm ướt. Bạn cũng không nên gãi lên vùng da bị hắc lào để tránh thương tổn ngoài da và nhiễm khuẩn. Đối với loại thuốc và liều dùng thuốc bạn có thể thăm khám và trao đổi ý kiến với bác sĩ để có những lựa chọn phù hợp nhất.

Cách chữa bệnh hắc lào ở háng

Một số lưu ý phòng ngừa bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh ngoài da rất dễ lây lan và tái phát trở lại nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Thông thường, đối với bệnh hắc lào bạn cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt và đời sống để phòng ngừa lây nhiễm như:

  • Giữ vệ sinh nơi ở, vệ sinh các vật dụng cá nhân cũng như vệ sinh cơ thể thường xuyên.
  • Nơi ở cần đảm bảo có ảnh sáng tự nhiên, không ẩm mốc.
  • Chú ý khử trùng các vật dụng cá nhân để đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây lan bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh hắc lào ở vùng kín có gây vô sinh không?

Mẹo chữa bệnh hắc lào bằng chuối xanh

Với một số cách điều trị bệnh hắc lào và những phương pháp phòng bệnh đúng cách, hi vọng bạn sẽ không còn lo lắng về tình trạng này. Thường xuyên chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh là giải pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho bạn và gia đình.

Bình luận

Cách chữa bệnh hắc lào ở háng nhanh khỏi

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn