Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa điển hình nhất

Rate this post

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa diễn biến từ nhẹ cho đến nặng, nhẹ thì xuất hiện các mụn li ti gây ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân, nếu để nặng hơn và không điều trị các mụn nhỏ sẽ hình thành các mụn nước lớn. Một số người mắc bệnh tổ đỉa kèm theo các triệu chứng đau đớn nhưng một số người lại không có triệu chứng gì. Sau đây là tất cả những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa qua các giai đoạn bệnh phát triển và những biểu hiện ở các thể khác nhau của bệnh tổ đỉa

Một số triệu chứng của bệnh Tổ Đỉa điển hình nhất

Tổ đỉa là 1 loại viêm da (1 thể của bệnh chàm) thường có tên là dyshidrotic eczema:

Vị trí thường xuất hiện: Đầu ngón tay, mặt dưới bàn tay, mặt dưới ngón ria ngón chân, vòm lòng bàn chân, vòm lòng bàn tay.

Tổn thương dễ nhìn thấy: Mụn nước rải rác ở các vùng da thành đám, những cục mụn này có kích thước khỏang 1 hoặc 2mm và ẩn sâu dưới da, thường sẽ không tự vỡ.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở từng giai đoạn

** Giai đoạn cấp tính

Xuất hiện các mụn nước li ti ở ngón tay, ngón chân…, các mụn nước này thường mờ đục nằm ẩn ở dưới da, đôi khi chúng cũng nhô lên 1 chút nhưng cũng chỉ ngang bề mặt với da và khó vỡ. Các mụn nước nhỏ li ti này theo thời gian từ từ hợp lại với nhau thành những mụn nước lớn. Các mụn nước này thường xuất hiện đối xứng và không lan quá cổ tay hoặc cổ chân.

Tại vùng da nổi mụn nước do tổ đỉa bạn sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau đớn (cũng có 1 số người không có cảm giác gì). Tuy nhiên tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng nếu như bạn tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, các chất tẩy rửa dễ gây kích thích khác.

Các mụn nước này nằm sâu dưới da nên rất khó vỡ, nếu bạn cố tình làm nó vỡ hoặc ngứa quá không chịu được gãi mạnh sẽ khiến cho các mụn nước bị vỡ ra, chất lỏng trong mụn chảy ra ngoài ra bạn sẽ hình thành các lỗ nhỏ lỗ chỗ trên da, làm tổn thương ra, gây xấu xí, đau rát và khó khăn trong sinh hoạt, làm việc.

** Giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện nhiều mụn nước hơn , các mụn nước liên tục bị vỡ do gãi. Các mụn nước bị vỡ ra này không phải tích tụ của mồ hôi mà là huyết thanh của các tế bào da bị kích thích, chính vì vậy khi bị vỡ ra vùng da đó càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Khi bị vỡ ra các tổn thương đó dần dần khô lại nhưng cũng thường hay tái phát và mọc những mụn nước to hơn.

Không chỉ có bàn tay, bàn chân mới bị ảnh hưởng, thỉnh thoảng cũng có nhiều trường hợp bị rỗ móng tay hoặc móng chân.

Mụn mủ bị vỡ ra gây đau sưng tấy dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, xuất hiện hạch ở nách, bẹn bị sưng (Trường hợp này người ta gọi là tổ đỉa nhiễm khuẩn). Bệnh thường xuyên tái phát vào mùa hè.

Phân biệt các triệu chứng  của bệnh tổ đỉa theo từng thể

  • Thể giản đơn: Mụn nước sâu ẩn dưới da.
  • Thể nhiễm khuẩn: Có mụn mủ, khiến da sưng tấy, chợt loét.
  • Thể khô: Các vùng da bị tổ đỉa bị róc vảy.

Bệnh Tổ Đỉa những năm trước đây là bệnh ít khi mắc phải (khoảng 2000 người thì mới có 1 người bị bệnh). Nhưng những năm gần đây bệnh Tổ Đỉa cùng những loại bệnh ngoài da gần đây bùng phát mạnh mẽ, nguyên nhân được cho là do môi trường độc hại, hóa chất, chất thải công nghiệp, lối sống thiếu khoa học là các yếu tố kích thích căn bệnh này phát triển. Chính vì thế để phòng tránh các yếu tố kích thích căn bệnh này các bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Tổ Đỉa

+ Tránh hoặc không nên để tay chân tiếp xúc với hóa chất, thuốc tẩy rửa, xăng dầu, vì đây chính là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa…Nếu phải sử dụng nhớ mang bao tay để bảo vệ da.

+ Luôn giữ tay chân khô thoáng sạch sẽ, đặc biệt là lòng bàn tay hoặc bàn chân. Cắt ngắn móng tay tránh để đất cát bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ ở móng.

+ Tránh xa những nơi có khói thuốc lá, khí độc hại, mạt bụi, đất bùn. Nếu bạn bị dị ứng với lông chó mèo thì không nên nuôi bởi nó chính là yếu tố kích thích của rất nhiều các bệnh ngoài da: Viêm da dị ứng, tổ đỉa, eczema…

+ Thức ăn: Một số loại thức ăn dễ gây kích ứng da như trứng, thịt bò, đồ lên men, hải sản cũng hạn chế ăn.

+ Mùa hè dễ bùng phát bệnh vì vậy cần hết sức chú ý, sau khi đi ngoài đường về người nhiều mồ hôi thì cần tắm rửa sạch sẽ.

+ Không nên đi giày quá chật gây bí chân tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và hình thành tổ đỉa. Nếu phải đi giày nên chọn đôi nào rộng rãi và thoải mái, khi đi về cần giặt sạch tất và giày, phơi ở nơi có ánh sáng để tiêu diệt hết vi khuẩn.

Từ các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở trên nếu bạn cảm thấy mình đang có dấu hiệu giống hệt thì cần đi khám ở các bệnh viện da liễu hoặc phòng khám Đông, Tây y để biết chính xác bệnh cũng như đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm :

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa điển hình nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn