Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà

Rate this post

Là căn bệnh dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần nên những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà là rất cần thiết đối với bệnh nhân. Bạn đã trang bị đủ cho mình những kiến thức trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà chưa? Đừng bỏ lỡ một số thông tin dưới đây để nâng cao kinh nghiệm xử trí khi mắc bệnh tổ đỉa bạn nhé.

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-2

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh tổ đỉa rất quan trọng

Là một bệnh dễ bùng phát khi có yếu tố kích ứng trên cơ địa mẫn cảm, nhận biết sớm triệu chứng bệnh tổ đỉa là rất cần thiết để giúp cho việc điều trị được tiến hành sớm khi bệnh mới khởi phát các triệu chứng. Điều này giúp bạn hạn chế được những khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra cũng như tránh được tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn.

Để nhận biết sớm các triệu chứng bệnh tổ đỉa trên da bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số dấu hiệu sau:

Vùng da bùng phát tổ đỉa

Mặc dù tổ đỉa có khá nhiều đặc điểm giống với một số bệnh ngoài da, tuy nhiên vùng da bùng phát bệnh tổ đỉa rất đặc trưng. Bệnh tổ đỉa thường chỉ bùng phát tại một số vùng da nhất định trên cơ thể bạn. Tiêu biểu là rìa bàn chân, rìa ngón chân, rìa ngón tay, rìa bàn tay và lòng bàn tay. Những tổn thương xảy ra trên da bệnh nhân mắc tổ đỉa thường không vượt quá các khu vực như cổ tay và cổ chân. Do đó khi xuất hiện các thương tổn ngoài da tại những vị trí này, bạn nên nghi ngờ đến khả năng mắc bệnh tổ đỉa.

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-1

Tình trạng mụn nước

Mụn nước là đặc điểm thứ 2 để nhận diện bệnh tổ đỉa. Khác với mụn nước do các bệnh ngoài da khác gây ra, mụn nước do bệnh tổ đỉa thường chắc, khó vỡ. Kích thước của các mụn nước này thường chỉ khoảng 1mm và nằm sâu dưới da, chìm trong lớp thượng bì. Đôi khi chúng cũng có thể mọc thành mảng, chùm,… sát nhau. Những mụn nước này thường gây ra tình trạng ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân.

⇒ Xem thêm : Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-2

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà

Điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà thường hướng đến mục đích kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng cũng như không để bệnh nặng hơn. Bên cạnh các phương pháp điều trị chính bằng corticoid bôi ngoài da, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa.

Thuốc mỡ giảm ngứa

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thêm một số thuốc mỡ điều trị tại nhà để giúp giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng như tình trạng khô nứt da, giảm tình trạng sưng và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn da. Thường dùng nhất là một số loại thuốc mỡ như loratadin, citirizin, telfast…

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-4

Dung dịch đắp rửa ngoài da

Đối với các dung dịch đắp rửa ngoài da để làm mát, dịu da và giảm ngứa, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch jarish. Các biện pháp này có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm đáng kể cơn ngứa.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vitamin PP, C, B1, B6,… trong các loại thực phẩm, rau xanh, trái cây,… là những cách giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp cho da khỏe mạnh hơn và tình trạng tổ đỉa ngoài da không bị lan rộng.

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-5

Lưu ý: Việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đĩa tại nhà không nên tự ý thực hiện mà cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn hoặc thực hiện sai cách khiến việc điều trị mất thời gian nhiều hơn.

Những thói quen cần tránh

Bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa cần tránh một số thói quen không tốt cho tình trạng bệnh cũng như việc điều trị:

  • Gãi, bóc, chích lễ các mụn nước, các vảy ngoài da do mụn nước vỡ và đóng tiết là thói quen cần tránh. Điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh dễ chuyển nặng và gây ra nhiễm trùng da.
  • Các thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, đồ tang, các món muối chua,… cũng nên hạn chế sử dụng mặc dù đây là món ăn được yêu thích của nhiều người.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất công nghiệp và sinh hoạt như xăng dầu, sơn, xi măng, xà phòng, chất tẩy rửa,… có thể làm nặng thêm tình trạng tổ đỉa. Tốt nhất bạn nên dùng găng tay.

cac-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dia-tai-nha-6

Bài viết đã giới thiệu cho bạn một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà và một số thói quen mà nhiều người thường mắc phải khiến bệnh trở nặng. Áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh tái phát bệnh là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng bệnh tổ đỉa trên da bùng phát, tái phát cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho điều trị bệnh.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn