Bị viêm da do kiến độc cắn điều trị như thế nào

Rate this post

Thời điểm mùa mưa ẩm ướt hoặc giao mùa là thời điểm mà các loại côn trùng tăng cường hoạt động và là môi trường thuận lợi để chúng gây bệnh. Trong số các loại côn trùng thì kiến là phổ biến nhất. Do đó số lượng bệnh nhân bị viêm da do kiến độc cắn cũng nhiều hơn các loại côn trùng khác. Vậy thì khi bị viêm da do kiến cắn chúng ta phải điều trị như thế nào? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ điều này.

Tại sao kiến độc cắn lại gây viêm da?

Thông thường khi chúng ta bị côn trùng như kiến, muỗi, ong, sâu… cắn thì sẽ xuất hiện các phản ứng nhẹ ngay tại vị trí bị đốt như sưng, ngứa, đỏ, và có cảm giác hơi đau. Sau vài giờ thì những biểu hiện này thường sẽ tự động biến mất, hoặc sẽ biến mất nhanh hơn nếu thoa các loại dầu chữa côn trùng cắn đốt.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà vết đốt của côn trùng khiến cơ thể sinh ra các phản ứng dị ứng da toàn thân như nổi mề đay, sưng một số vị trí trên cơ thể như môi, mắt, cổ họng, thậm chí có trường hợp quá mẫn dẫn đến sốc phản vệ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhiều loại kiến đốt hầu như không gây hại, ngược lại những loại kiến độc – kiến có độc khi đốt sẽ gây ra cảm giác đau và tiêm vào cơ thể chúng ta chất độc gần giống như chất piridin. Đặc biệt trong số các loại kiến độc thì phải kể đến kiến lửa và kiến ba khoang. Khi bị một trong 2 loại kiến này đốt bạn sẽ gặp phải những phản ứng:

– Đau, ngứa, mẩn da ngay tại vết đốt.

– Nếu chúng ta gãi thì sẽ tạo thành những tổn thương và làm lây lan vi khuẩn cộng sinh từ kiến làm da bị viêm do tiếp xúc trực tiếp.

– Nọc độc của kiến nếu bị tiêm vào một lượng nhiều sẽ gây ra biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, khó thở…

– Có thể nổi các mụn nước hoặc mụn nhỏ li ti có màu vàng nâu, tổn thương thành từng vệt, từng đám tập trung lại nhìn rất bắt mắt và dễ nhận ra.

– Cảm giác nóng rát như bỏng tại chỗ hoặc có thể kèm theo sốt.

Cách điều trị viêm da do kiến độc cắn

Khi bị kiến độc cắn và xuất hiện những triệu chứng bất lợi của cơ thể chúng ta cần có biện pháp xử lý và điều trị nhanh chóng để ngăn chặn việc độc lây lan làm tổn thương các vùng cơ thể khác.

Bước 1: Loại bỏ kiến đúng cách

Sau khi phát hiện bị kiến cắn, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là dùng tay đập, giết ngay con kiến đó tại chỗ. Cách làm này hoàn toàn sai lầm vì khi bạn dùng tay giết kiến tại chỗ sẽ làm các loại vi khuẩn, nọc độc, dịch độc trong cơ thể kiến tiếp xúc trực tiếp với da chúng ta và tăng nguy cơ bị dị ứng nặng hơn.

Chính vì vậy hãy loại bỏ kiến một cách an toàn, lấy chúng ra khỏi cơ thể và không tiếp xúc với da chúng ta rồi hãy xử lí tiếp. Cần nhớ lúc này không nên tiếp xúc trực tiếp với kiến, còn lại bạn dùng cách gì loại bỏ chúng đều được.

Bước 2: Làm sạch da

Sau khi loại bỏ kiến, côn trùng thì chúng ta làm sạch da để khử trùng, tránh lây lan nọc độc của kiến càng nhanh càng tốt.

Các bạn rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với kiến bằng xà bông diệt khuẩn, nước sạch. Kết thúc bạn lau khô và dùng thêm thuốc sát trùng nhẹ như nước muối sinh lý hoặc ô xy già để bôi 1 lớp mỏng.

Nếu ở vị trí tiếp xúc da đã xuất hiện mủ, sưng, rộp thì thay thế ô xy già bằng dung dịch thuốc Xanh (còn được gọi là xanh methylen), Milian, castellani để bôi lên vết thương và để tự khô. Nếu đối tượng là trẻ em thì không nên dùng castellani để bôi vì có thể khiến trẻ bị rát hơn và rất khó chịu. Tốt nhất là dùng thuốc Xanh để bôi cho trẻ.

Bước 3: Sử dụng thuốc điều trị

Nếu sau khi sát trùng mà các biểu hiện viêm da giảm nhiều và không có dấu hiệu tăng nặng thì chúng ta tiếp tục giữ vệ sinh, cẩn trọng va chạm cho đến khi viêm da kết thúc. Trong trường hợp này bạn không cần phải dùng đến thuốc.

Ngược lại nếu vị trí viêm da do kiến cắn sau khi đã khử trùng và làm sạch nhưng vẫn còn khó chịu, sưng thêm, đỏ thêm, đau, ngứa, mụn rộp thì chúng ta phải dùng thêm thuốc để hỗ trợ điều trị. Sẽ có 2 loại thuốc là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống.

Thuốc bôi tại chỗ

Khi vết thương tiếp xúc đã được rửa sạch và khử trùng, đã khô và không còn chảy dịch thì chúng ta dùng thuốc bôi kháng sinh để diệt khuẩn, loại bỏ độc kiến cắn đồng thời hỗ trợ cho vết thương mau lành.

Các loại thuốc bôi được dùng trong trường hợp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do kiến độc cắn này có thể kể đến như: Flucinar, Gentrisone, Fucicor…, thành phần của chúng có chứa corticoid làm lành vết thương nhanh chóng.

Thuốc uống

Các loại thuốc uống dùng trong điều trị viêm da do kiến độc cắn là nhóm thuốc kháng sinh histamin thế hệ 1 và thế hệ 2.

– Histamin thế hệ 1: Chlopheniramin, Hydroxyzin, Promethazin có tác dụng động lực học chính là chống ngứa và chống dị ứng.

– Histamin thế hệ 2: Cetirizin, Astemizol, Loratadin, Desloratadin, Fexofenadin… có tác dụng chống dị ứng, viêm ngứa. Chúng không gây buồn ngủ so với nhóm 1. Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng phụ là có thể làm loạn nhịp tim nếu người dùng có tiền sử bệnh tim mạch.

– Nếu bạn rơi vào tình trạng sốc phản vệ, quá mẫn cao và viêm da dị ứng toàn thân thì việc điều trị cần phải kết hợp dùng thuốc toàn thân.

Đừng quên hãy cho người bệnh uống thật nhiều nước để tăng cường khả năng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.

Sau cùng các bạn cần nhớ dùng loại thuốc nào thì vẫn nên hỏi ý kiến hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng.

Trên đây là những bước ngắn gọn và cơ bản nhất hỗ trợ các bạn điều trị viêm da do kiến độc cắn tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nhân quá mẫn nặng và bệnh tình diễn biến nhanh thì sau các bước xử lý ban đầu chúng ta cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Nếu chậm trễ tình trạng sốc phản vệ có thể khiến người bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Bị viêm da do kiến độc cắn điều trị như thế nào

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn