Bệnh chàm thể tạng ở trẻ và những vấn đề cần biết

Rate this post

Chàm thể tạng là một bệnh thường khởi phát ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn còn ảnh hưởng của bệnh chàm thể tạng đến tận khi đã trưởng thành. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh chàm thể tạng ở trẻ em qua một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh chàm thể tạng do những nguyên nhân nào gây ra?

Những nguyên nhân gây ra tình trạng chàm thể tạng vẫn còn là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi đối với các chuyên gia da liễu. Tuy nhiên hầu hết ý kiến cho rằng có một số vấn đề dưới đây góp phần thúc đẩy tình trạng chàm thể tạng phát triển:

  • Những bệnh nhân có người thân mắc các bệnh chàm thể tạng, hen suyễn, một số loại dị ứng như viêm mũi dị ứng.
  • Yếu tố cơ địa cũng rất có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy bệnh chàm thể tạng phát triển. Những bệnh nhân có cấu trúc da dễ kích ứng sẽ là nhóm bệnh nhân dễ mắc các bệnh về da như chàm thể tạng.
  • Khí hậu và môi trường sống cũng góp phần thúc đẩy chàm thể tạm dễ phát triển hơn. Những khu vực khí hậu lạnh có tỉ lệ chàm thể tạng nhiều hơn so với các khu vực nhiệt đới.
  • Một số yếu tố kích ứng ngoài da như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, các loại phấn hoa, lông động vật,…

Những biểu hiện của bệnh chàm thể tạng ở trẻ

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hào (BV Da liễu TP HCM) độ tuổi khởi phát bệnh chàm thể tạng ở bé thường bắt đầu ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi. Một số vùng da như đầu, mặt, gò má, các vùng khác trên cơ thể bắt đầu khô, ngứa ngáy khó chịu và có tình trạng tróc vảy. Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, chán ăn, dẫn đến sút cân, khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhiều trẻ gãi nhiều do ngứa ngáy còn có thể bị trầy và viêm nhiễm ngoài da.

Tiến triển của bệnh

  • Chàm thể tạng thường khởi phát ở các vùng da như nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, cổ, mắt cá, cổ tay, các nếp gấp vùng mông, đùi,… Ở giai đoạn khởi phát trẻ chủ yếu bị ngứa và tróc vảy là chính.
  • Ở giai đoạn tiến triển, bệnh chàm thể tạng ở trẻ bắt đầu có các dấu hiệu sần sùi ngoài da, vùng da bị thương tổn trở nên dày hơn và sạm dần đi.
  • Một số bệnh nhân bước vào giai đoạn liken hóa da, da thường xuyên bị sần, ngứa liên tục, vùng da bị chàm sẫm màu dần và bắt đầu dày nhiều hơn. Thông thường quá trình liken hóa thường xảy ra ở những bệnh nhân bị chàm mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Thống kê cho thấy hầu hết các trường hợp mắc chàm thể tạng (khoảng 90%) trước tuổi lên 5. Trong đó, có khoảng 50% trẻ em mắc bệnh chàm thể tạng vẫn còn bệnh khi đã bước vào tuổi trưởng thành.
  • Chàm thể tạng ở người lớn thường xuyên có tình trạng da khô, dễ bị kích ứng, gây ra các thương tổn trên bàn tay, thương tổn trên mắt, chàm mi, tình trạng đục thủy tinh thể.

Điều trị chàm thể tạng như thế nào?

Tùy theo tình trạng và cơ địa của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh chàm phù hợp như:

Các loại dung dịch hồ nước

  • Những loại dung dịch này có tác dụng giúp giữ ẩm, làm mềm da. Những dung dịch này khá dễ chịu và an toàn cho da của trẻ. Khi dùng, nên thử một lượng nhỏ trên da của bé và theo dõi phản ứng kích ứng sau khoảng 3 giờ. Nếu không có kích ứng, có thể dùng các dung dịch này để ngăn ngừa khô da do chàm thể tạng và giảm cảm giác ngứa ngáy ngoài da.

Các loại steroids bôi

  • Nhóm steroid bôi cũng được chỉ định để ngăn ngừa bùng phát chàm thể tạng. Tùy thuộc vào tính chất vùng da dày hay mỏng, mức độ phát triển của bệnh, diện tích vùng da cần điều trị và độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi phù hợp. Các thuốc bôi steroids thường có 4 mức độ: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Cách chữa bệnh chàm bằng các thuốc chứa steroid không nên tự thực hiện ở nhà để tránh tình trạng kích ứng da không mong muốn.

Nhóm thuốc kháng histamine

  • Những thuốc kháng histamine cũng có thể được dùng để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do chàm thể tạng gây ra. Các thuốc này cũng giúp kháng viêm tương đối tốt trên vùng da mắc chàm thể tạng.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về các dạng chàm ở trẻ em như bệnh chàm sữa ở trẻ em.

Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu thêm về tình trạng chàm thể tạng ở trẻ em. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chàm thể tạng cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt cho bé do những khó chịu mà bệnh gây ra. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm thể tạng ở trẻ và những vấn đề cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn