Bệnh chàm là gì? Kiến thức tổng quan về bệnh chàm

Rate this post

Chàm là dạng bệnh da liễu xuất hiện chủ yếu do các yếu tố kích ứng thúc đẩy bùng phát các tổn thương da. Bệnh chàm da gây ra hàng loạt các vấn đề khó chịu và khiến người bệnh mặc cảm, tự ti về vẻ ngoài của mình. Hiểu rõ bệnh chàm là gì và những cách phòng tránh là biện pháp tốt nhất để giữ cho bạn một làn da khỏe mạnh.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là bệnh lý ngoài da khiến cho da có trạng thái viêm nông trên da. Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc cũng có thể là mạn tính, tái đi tái lại theo từng đợt. Ngứa, đỏ da và mụn nước là một trong các vấn đề thường gặp phải khi bệnh nhân mắc bệnh chàm. Bệnh chàm thường gắn liền với các phản ứng kích ứng do cơ địa của bệnh nhân. Với đặc thù là bệnh ngoài da gây ngứa phổ biến và chuyển sang mạn tính, các công tác điều trị bệnh chàm hiện nay tương đối dai dẳng và đòi hỏi thời gian kéo dài để kiểm soát triệu chứng cũng như ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Những triệu chứng của bệnh chàm theo từng giai đoạn

Thông thường bệnh chàm sẽ diễn biến theo 6 giai đoạn: hồng ban, mụn nước, chảy dịch tiết, đóng vảy, bong vảy, liken hóa (đối với chàm mạn tính).

Hồng ban

Đây là giai đoạn mà bệnh nhân dễ nhầm lẫn và bỏ qua vì các triệu chứng ban đỏ trên da dễ nhầm với các triệu chứng mẫn cảm da thông thường. Giai đoạn này thường có những ban đỏ xuất hiện và kéo dài trên da bệnh nhân gây ra nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Mụn nước

Dấu hiệu mụn nước tương đối phổ biến ở các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm. Khi bắt đầu khởi phát, các mụn nước thường có kích thước từ 1 – 2 mm và trải đều trên bề mặt da. Cũng có một số trường hợp mụn nước đùn thành nhiều lớp trên da. Mụn nước khi xuất hiện cũng có thể kèm theo sưng phù.

Giai đoạn đóng vảy

Sau khi các mụn nước tự vỡ hoặc do gãi gây ra tình trạng chảy dịch tiết và đóng vảy. Những vảy này có thể xếp thành từng mảng và sẽ bắt đầu khô dần trên da.

Bong vảy tiết

Khi các dịch nhày, huyết tương đóng khô lại sẽ bắt đầu nứt dần và bong tróc ra. Sau khi bong, chúng sẽ để lại lớp da non nhẵn, nền da hơi sẫm màu và khiến cho nền da hơi chai và dày cộm lên.

Liken hóa

Đây là giai đoạn thường xuất hiện khi bệnh chàm chuyển sang mạn tính. Liken hóa (hằn cổ trâu) khiến cho da ngày càng dày lên và bắt đầu xù xì, thô ráp, cứng và hằn da nổi rõ hơn. Đây gọi là quá trình liken hóa.

Xử lí như thế nào khi bị bệnh chàm

Khi có các dấu hiệu của bệnh chàm, bạn cần chú ý thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Song song với việc thăm khám, điều trị, bạn cần chú ý đến các yếu tố gây kích ứng trên da để có các biện pháp ngăn chặn và hạn chế tiếp xúc với chúng. Đặc biệt là các loại hóa chất, dung dịch tẩy rửa, các loại trang sức, lông động vật,…

Tùy theo tình trạng của bệnh chàm trên da, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp an thần, giảm ngứa, giải mẫn cảm trên da. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid, các chất điều hòa miễn dịch, các chất tiêu sừng,…

» Thắc mắc thường gặp: Bệnh chàm có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

 Chàm là một trong những bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh để thăm khám, chẩn đoán sớm là cách để khống chế không để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh tái đi tái lại. Với những thông tin trên, hi vọng bạn có thêm những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh chàm khó chịu. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm là gì? Kiến thức tổng quan về bệnh chàm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn