Bệnh chàm khô ở tay và cách điều trị dứt điểm

Rate this post

Chàm khô ở tay là một trong những loại viêm da dị ứng kéo dài ở bệnh nhân. Do bệnh dai dẳng, khó điều trị hiệu quả nên khiến cho bệnh nhân rất khó chịu. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các hoạt động bình thường của bệnh nhân đều ảnh hưởng và bị đảo lộn. Điều trị chàm khô ở tay dứt điểm ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

benh-cham-kho-o-tay-va-cach-dieu-tri-dut-diem-2

Nguyên nhân gây ra chàm khô do đâu?

Tương tự như các bệnh ngoài da khác, có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh chàm khô. Một số nguyên nhân phổ biến được các chuyên gia ghi nhận như:

Cơ địa của bệnh nhân – di truyền trong gia đình

Nhiều bệnh nhân có cơ địa rất dễ mắc các bệnh da liễu. Đây là nguyên nhân không thể phòng tránh được. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng da sẽ làm giảm nguy cơ tái phát bệnh chàm.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh chàm cũng có người thân gặp phải vấn đề tương tự. Thân nhân có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn, chàm, các bệnh cơ địa khác cũng có thể duy truyền những vấn đề này cho các thế hệ khác. Những trường hợp này, yếu tố di truyền có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng mắc bệnh của bệnh nhân.

benh-cham-kho-o-tay-va-cach-dieu-tri-dut-diem-3

Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Nhiều loại bệnh lý cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra các vấn đề về da cho cơ thể. Đặc biệt là các loại bệnh lý gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da cũng như hệ thống miễn dịch chung của cơ thể bạn. Các bệnh lý phổ biến thuộc dạng này gồm có: viêm gan, xơ gan, viêm tai, viêm đại tràng, một số bệnh tiết niệu và bài tiết khác,…

Dị ứng nguyên từ môi trường xung quanh

Nhiều bệnh nhân dễ bị kích ứng bởi các yếu tố trong môi trường xung quanh. Đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa, ngày càng có nhiều loại hóa chất gây kích ứng da. Có thể thống kê một vài yếu tố gây kích ứng như:

  • Các loại hóa chất công nghiệp và sinh hoạt: thuốc tẩy rửa, thuốc nhuộm, các loại sơn, cao su, một số loại thuốc trừ sâu, phân hóa học, nhựa đường, dung môi,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, kháng sinh, thuốc gây mê cũng có thể kích ứng gây ra bệnh chàm.
  • Bên cạnh đó cũng không loại trừ các yếu tố gây kích ứng da do vi khuẩn, vi nấm, thói quen vệ sinh không đảm bảo, lông vật nuôi,…

>> Có thể bạn cũng quan tâm : Bệnh chàm có lây không?

Chàm khô ở tay có triệu chứng gì?

Da tay là vùng đặc biệt tiếp xúc với nhiều yếu tố kích ứng hơn so với các vùng da khác. Khi bị chàm khô, vùng da tay sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

Mụn nước xuất hiện trên da thành từng đám hoặc rải rác. Nền da có dấu hiệu ửng đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt khoảng một tuần. Bệnh nhân cũng có cảm giác phù, nóng, ngứa ngáy trên da.

Da cũng sẽ xuất hiện các mụn nước sau giai đoạn nổi mẩn đỏ. Những mụn nước khi khởi phát có kích thước bằng đầu ghim và bắt đầu phát triển to dần. Những mụn nước này thường nông, bên trong có dịch. Khi phát triển với số lượng lớn chúng có thể xếp thành các mảng dày đặc trên da.

Khi mụn nước bị vỡ tự nhiên hoặc do va đập, dịch vàng trên da sẽ chảy ra. Những mụn nước sau khi vỡ sẽ tạo thành vết trợt hình tròn. Giai đoạn này dễ xảy ra bội nhiễm nếu bệnh nhân vệ sinh không đúng cách. Sau một thời gian, dịch sẽ khô tạo thành mảng dày trên da. Những vảy này cũng sẽ bong vảy dần. Da cũng sẽ dày lên.

Chu kỳ này lặp đi lặp lại khiến bệnh nhân đặc biệt khó chịu.

benh-cham-kho-o-tay-va-cach-dieu-tri-dut-diem-1

Điều trị chàm khô ở tay

Khi có dấu hiệu chàm, bệnh nhân cần thăm khám sớm để có biện pháp xử trí phù hợp từ các chuyên gia. Thông thường, một số giải pháp để điều trị bệnh chàm gồm có:

Giai đoạn cấp

Rửa tổn thương da với nước muối sinh lý. Điều trị bằng dung dịch thuốc tím 1% Jarish. Kết hợp với một số dung dịch chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết khác như Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% – 2%.

Giai đoạn bán cấp

Dùng các loại kem như corticoide, kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm,… để điều trị trên da.

Giai đoạn mạn tính

Điều trị bằng ichtyol, mỡ salycylé, mỡ corticoide,…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị chàm khô, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Dùng các loại thức ăn lỏng nhẹ. Hạn chế ăn mặn trong đợt chàm cấp tính.
  • Tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, thực phẩm đóng hộp, thức ăn tươi sống chưa qua chế biến.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tuyệt đối không được gãi, xát xà phòng lên vùng da tổn thương, chích, lễ vết thương hoặc dùng thuốc ngoài chỉ định.

>> Có thể bạn cũng đang muốn biết : Bác sĩ nào chữa bệnh chàm giỏi ở TPHCM?

Bình luận

Bệnh chàm khô ở tay và cách điều trị dứt điểm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn