Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng

Rate this post

Chàm bội nhiễm là một trong những tình dạng chàm có chuyển biến nặng. Đặc biệt, chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề ngoài da đặc biệt khó chịu và khiến cho rất nhiều phụ huynh lo lắng. Dưới đây là một trong những cách điều trị đúng mà bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị chàm bội nhiễm.

Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng-1
Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh

Nhận biết chàm bội nhiễm ở trẻ như thế nào?

❓ Chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh là vấn đề khó chịu trên da. Nhận diện chàm bội nhiễm trên da sớm là cách để giúp bạn có hướng xử lý đúng, tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác, khiến cho quá trình điều trị tương đối khó khăn. Bố mẹ có thể nhanh chóng nhận diện một số dấu hiệu đặc trưng của chàm bội nhiễm trên da như:

  • Triệu chứng ngứa, đỏ da: khi trẻ mắc bệnh chàm bội nhiễm, trẻ dễ gặp phải tình trạng da bị viêm đỏ. Vùng da mặt, cổ, tay chân,… là những vùng dễ bị viêm đỏ nhất.
  • Triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu: Kèm theo triệu chứng viêm đỏ trên da là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Trẻ bị ngứa sẽ càng gãi nhiều hơn, bé sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, viêm loét. Chính sự nhiễm khuẩn, viêm loét này sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm trên da của bé.
  • Bong tróc ngoài da tại khu vực bị tổn thương: sau khi da bị thương tổn sẽ bắt đầu khô lại và bong dần.

Khi có các dấu hiệu chàm bội nhiễm, thăm khám sớm và điều trị đúng cách là rất cần thiết để giúp cho việc điều trị được tiến hành sớm hơn và thuận lợi hơn.

Chàm thể tạng cũng là một bệnh ngoài da ở trẻ. Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm thể tạng ở trẻ và những vấn đề cần biết

Tác hại của chàm bội nhiễm

‼ Chàm bội nhiễm, bên cạnh nguy cơ gây thương tổn trên da, làm mất thẩm mỹ như các bệnh ngoài da khác, còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng da. Đặc biệt, chàm bội nhiễm rất nguy hiểm nếu điều trị và chăm sóc sai cách, khiến nhiễm khuẩn nặng, gây ra nhiễm trùng máu. Khi bị nhiễm trùng máu do chàm bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy chàm bội nhiễm tuy là bệnh lý ngoài da nhưng vẫn có độ nguy hiểm nhất định đến sức khỏe, không thể chủ quan trong khám và điều trị.

Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng-2

Chữa bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ đúng cách ra sao?

Thuốc chữa chàm bội nhiễm

? Hiện nay điều trị bệnh chàm bội nhiễm thường chủ yếu dùng các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc chống nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, giúp da khô bong tróc và làm lành da.

  • Nhóm thuốc kháng sinh: bao gồm các nhóm thuốc như amoxicilin, cephalosporin, xanh metylen, milian… Tác dụng chính của các nhóm thuốc này giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm cho da. Thông thường sẽ có các loại kháng sinh dạng uống, dạng thuốc mỡ bôi ngoài da. Khi dùng các nhóm thuốc kháng sinh trong điều trị chàm bội nhiễm cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng để đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
  • Nhóm thuốc chống ngứa: Thuốc chống ngứa thường dùng cho trẻ bị viêm da bội nhiễm thường là các nhóm thuốc dạng sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin… giúp làm giảm tình trạng ngứa da, dị ứng của trẻ, giúp trẻ đỡ quấy khóc và khó chịu hơn.
  • Nhóm thuốc corticosteroid: Đây cũng là nhóm thuốc thường được chỉ định giảm các tổn thương trên da của bé. Đặc biệt là những trường hợp da khô, gây bong tróc. Nhóm thuốc này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên da.

Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng-3

 

Trên đây là những cách giúp bạn xử trí đúng cách khi gặp phải bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ chủ động hơn khi xử trí đối với căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn