Bệnh chàm bìu ở nam giới và cách chữa hiệu quả

Rate this post

Mặc dù là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng xảy ra ở vị trí nhạy cảm trên cơ thể bệnh nhân nên chàm bìu ở nam giới là một trong những nhóm bệnh lý mà người mắc phải thường e dè, ngại đi khám và chia sẻ với mọi người để tìm cách chữa, khiến bệnh tiến triển lâu gây ra nhiều khó chịu cũng như dễ tái đi tái lại sau này. Dưới đây là một số thông tin về bệnh chàm bìu và những cách chữa hiệu quả mà bạn nên biết.

Chàm bìu ở nam giới do đâu mà có?

Theo BS Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Da liễu, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) chàm bìu là bệnh lý ngoài da xuất hiện ở vùng bìu của bệnh nhân nam và gây ngứa ngáy, khó chịu. Do đặc điểm xuất hiện ở vùng sinh dục nên chàm bìu thường khiến nam giới lo lắng, ngại đi khám. Nhiều người còn nhầm lẫn giữa chàm bìu với các bệnh viêm nhiễm do quan hệ tình dục.

Tuy nhiên trên thực tế, chàm bìu thường chỉ mắc phải do các nguyên nhân sau:

  • Cơ địa bệnh nhân dễ mắc bệnh chàm, hàng rào bảo vệ da yếu, đặc biệt là tình trạng thiếu vitamin B2 khiến cho các vùng da trên cơ thể dễ bị các yếu tố từ môi trường tác động gây ra tình trạng chàm bìu.
  • Nhiễm vi nấm cũng là một nguyên nhân khác gây ra tình trạng chàm bìu. Đặc biệt là khi vùng bìu ẩm ướt, nhiều mồ hôi và không được vệ sinh chu đáo.
  • Ghẻ ngứa ở vùng bìu cũng là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua góp phần gây ra bệnh chàm bìu.

Da bị chàm bìu thường có dấu hiệu phù nề, lở trợt, chảy dịch và nứt nẻ. Da khô và thô ráp, cứng, sẫm màu cũng có thể xảy ra. Tình trạng ngứa vùng bìu cũng xảy ra dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm gây ra nhiều khó chịu.

» Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm có lây không ? Chuyên gia nói gì !

Cách chữa hiệu quả chàm bìu ở nam giới

Bệnh chàm da có thể tái đi tái lại nếu không điều trị dứt điểm cũng như dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính tại vùng bìu. Do đó bệnh nhân không nên ngại thăm khám vì mặc cảm. Việc điều trị bệnh chàm bìu sớm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng chàm bìu nhanh chóng hơn cũng như phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh chàm bìu trên da. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân chàm bìu một số giải pháp điều trị như sau:

  • Vệ sinh vùng da tổn thương với dung dịch Jarish với các trường hợp thương tổn còn ướt.
  • Khi vết thương ở vùng bìu đã tương đối khô, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các sản phẩm bôi ngoài như hồ nước, hồ tetrapred.
  • Đối với những trường hợp thương tổn mạn tính, những chế phẩm chứa steroid như Eumovate, Synalar, Fucicort, Elomet,… có thể đowjc chỉ định để sử dụng giúp làm giảm thương tổn.

Những điều bạn không nên làm khi bị chàm bìu

  • Tuyệt đối không giấu bệnh. Ngại thăm khám sẽ chỉ làm cho bệnh khó chữa hơn.
  • Không được chà xát, cạo hay bóc các vùng da bị tổn thương vì có thể khiến tổn thương nặng hơn cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng histamin để làm giảm ngứa, tránh tối đa tình trạng gãi.
  • Vệ sinh vùng sinh dục thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên dùng quần áo thoáng mát, tránh bí hay có thể cọ xát mạnh gây đau rát.

» Người mắc bệnh chàm cũng nên tham khảo: Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Trên đây là những lưu ý bạn nên biết về vấn đề chàm bìu và những cách điều trị phù hợp. Hi vọng những thông tin trên sẽ góp phần gỡ rối cho bạn khi mắc phải căn bệnh ngoài da vùng nhạy cảm này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm bìu ở nam giới và cách chữa hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn