Bạn biết gì về bệnh chàm da? Hiểu để điều trị đúng cách

Rate this post

Chàm là một trong những bệnh ngoài da gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Đây không phải là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng lại khiến cuộc sống bị đảo lộn vì khiến cho bệnh nhân tự ti về thẩm mỹ của mình. Hiểu rõ về bệnh chàm da là một trong những cách để bạn tự bảo vệ mình trước căn bệnh khó chịu này.

Bạn biết gì về bệnh chàm da? Hiểu để điều trị đúng cách-1

Hiểu về bệnh chàm da

Những ai dễ mắc bệnh chàm

  • Bệnh chàm da là căn bệnh có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Người trưởng thành và cả trẻ em đều có thể gặp phải bệnh chàm.
  • Vị trí địa lý cũng có những ảnh hưởng nhất định với tình trạng chàm da. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này nhưng những số liệu thống kê chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh chàm da tại những vùng nhiệt đới và cận nhiệt thường cao hơn so với các khu vực còn lại.
  • Người làm việc trong những môi trường ô nhiễm, hóa chất, khói bụi, nước bẩn,… cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm da cao hơn so với người bình thường.
  • Những gia đình có người mắc bệnh chàm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da ở con cái sau này.
  • Yếu tố cơ địa cũng có thể gây ra nhiều bệnh ngoài da do hàng rào bảo vệ da kém, trong đó có bệnh chàm da.
  • Người có các bệnh suyễn, hô hấp, viêm mũi xoang, các bệnh làm giảm khả năng miễn dịch cũng dễ mắc bệnh chàm da sơ với người khỏe mạnh.

Những giai đoạn diễn biến của bệnh chàm

1.Mẩn đỏ và ngứa ngáy

Ngứa ngáy và mẩn đỏ là một trong những triệu chứng phổ biến không chỉ ở bệnh chàm mà còn xảy ra ở các bệnh ngoài da khác. Cũng chính vì các mẩn đỏ và ngứa ngáy này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da và ngứa ngáy thông thường do dị ứng nên giai đoạn này khó xác định bệnh chàm chính xác, đồng thời cũng dễ bị bệnh nhân bỏ qua.

2.Giai đoạn mụn nước

Sau khi có những mẩn đỏ và ngứa ngáy, các mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện trên nền da đỏ. Mụn nước có thể xuất hiện thành từng đốm li ti hoặc hợp lại và tạo thành các đám mụn nước lớn hơn.

3.Vỡ mụn nước

Những mụn nước trên da sau một thời gian sẽ bắt đầu vỡ tự nhiên hoặc do các tác động của bệnh nhân như gãi, chọc, chích vào các mụn nước này. Trong giai đoạn mụn nước bị vỡ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và bội nhiễm trên các vết trợt nêu không được giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như chăm sóc da thường xuyên.

4.Đóng vảy tiết

Sau giai đoạn vỡ mụn nước, các dịch tiết vỡ ra từ mụn sẽ bắt đầu khô lại và đóng thành những vảy tiết dày trên da. Những vảy tiết sẽ bắt đầu bong ra sau một thời gian và tạo thành lớp da mỏng nhẵn bong phía bên dưới.

5.Giai đoạn dày da

Là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân mắc chàm mạn tính, còn gọi là liken hóa. Các mảng da sẽ bắt đầu rạn nứt, bong thành từng vảy và dần dần trở thành lớp da dày hơn sau mỗi lần bệnh chàm tái phát. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh chàm từ sớm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chàm mãn tính.

Khi mắc bệnh chàm, việc ăn uống, dinh dưỡng cũng cần lưu ý và kiêng cử nhất định. Bạn có thể tham khảo: Người mắc bệnh chàm nên kiêng ăn gì ? Ý kiến chuyên gia

Điều trị chàm sớm rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh chàm, bạn nên đến các cơ sở uy tín, bệnh viện chuyên khoa da liễu để sớm có những biện pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bạn biết gì về bệnh chàm da? Hiểu để điều trị đúng cách

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn