Bài thuốc từ cây ráy chữa bệnh tổ đỉa

Rate this post

Từ lâu, dùng cây ráy chữa bệnh tổ đỉa đã không còn xa lạ ở nhiều vùng. Đây được xem là phương pháp dân gian tuy không mới lạ tuy nhiên không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách để bạn cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa bằng cây ráy.

bai-thuoc-tu-cay-ray-chua-benh-dia-3

Cây ráy là gì? Tác dụng ra sao?

Ráy còn có tên gọi là cây dọc mùng trắng, cây bạc hàn. Cây rát thường mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Đây là loại cây đặc biệt ưa những khu vực có độ ẩm cao, trong rừng.

Trong y học cổ truyền, ráy là loại cây tính hàn, vị nhạt, phần củ ráy thường dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng ở vùng bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên cây ráy có thể gây ngứa nếu ăn phải.

bai-thuoc-tu-cay-ray-chua-benh-dia-2

Bài thuốc từ cây ráy chữa bệnh tổ đỉa

Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng cây ráy không khó thực hiện.

Chuẩn bị:

  • Củ ráy 5 – 7 củ.

Thực hiện:

  • Rửa sạch, cạo sạch vỏ củ ráy. Đem thái củ ráy thành từng lát mỏng.
  • Giã nhuyễn phần củ ráy đã cắt lát, nấu với nước trong 15 phút là dùng được.
  • Rửa sạch vùng da có mụn nước do tổ đỉa với phần nước đã  nấu.

Áp dụng trong 1 tháng có thể làm giảm tổn thương cũng như tình trạng ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra.

Lưu ý: Khác với điều trị bằng Tây Y, điều trị bằng các phương pháp dân gian đơn giản, dễ áp dụng tuy nhiên cần tích cực điều trị trong thời gian dài để cải thiện tình trạng da.

Những lưu ý khác trong quá trình điều trị

Khi điều trị tổ đỉa, có một số lưu ý mà bạn cần nắm để điều trị có hiệu quả cũng như bảo vệ da không làm cho bệnh nặng hơn:

  • Kiêng các loại hải sản và một số loại thịt dễ gây ngứa. Ngứa nhiều có thể khiến bệnh nhân gãi, làm cho tổn thương da nặng hơn cũng như khiến bạn khó chịu nhiều hơn.
  • Cố gắng không gãi, chọc lễ mụn nước, bóc vảy da vì sẽ khiến cho vết thương trở nên lan rộng, thương tổn nặng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên rửa tay chân với nước mát khi bị ngứa để làm dịu da và giảm tình trạng ngứa ngáy.

bai-thuoc-tu-cay-ray-chua-benh-dia-4

  • Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da như xà phòng, xăng dầu, các loại chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với các chất này.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước bẩn khi bị tổ đỉa ở bàn chân vì sẽ khiến cho tình trạng tổn thương da dai dẳng hơn cũng như gây ngứa và có khả năng mắc thêm bệnh nấm da.
  • Chăm sóc da và giữ ẩm thường xuyên để da được sạch, đồng thời tránh được tình trạng khô da gây nứt nẻ, khó chịu.

» Vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc tổ đỉa, bạn có thể tham khảo thêm: Người mắc bệnh tổ đỉa nên ăn gì và kiêng ăn gì

Với cách chữa bệnh tổ đỉa từ cây ráy cũng như một số lưu ý trong việc điều trị và chăm sóc da, hi vọng bạn sẽ sớm chia tay căn bệnh tổ đỉa đầy khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Bài thuốc từ cây ráy chữa bệnh tổ đỉa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn